Trang chủ > Khoa học pháp lý > NGHỊCH LÝ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

NGHỊCH LÝ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Bài đã đăng Thời Báo (Cadana)

Điều đáng nói là Luật giao thông đường bộ Việt Nam và các Nghị định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ trước đến nay không thấy có quy định nào cấm hay xử phạt thật nặng hành vi sản xuất, thay đổi, sử dụng những bộ phận phụ tùng gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ngược lại, cái mũ bảo hiểm đội trên đầu người đi xe máy, suy cho cùng chỉ là bảo vệ cho cái đầu của chính người đội nó. Nếu không đội thì bản thân người đó gặp nguy hiểm mà không hề làm ảnh hưởng đến người xung quanh, thì lại bị “truy bức đội mũ” một cách quyết liệt, khiến cho không ít người thiệt mạng vì bị “công an ta” đánh cho vỡ đầu do không chịu đội mũ bảo hiểm. Người dân không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy 100 lần xác suất chưa chắc có 1 lần tai nạn vì không đội mũ, nhưng rủi gặp “quân ta” thì lăn ra chết.

Tôi có cảm giác quy định tại điểm i khoản 3 Điều 9 (Nghị định 34/2010/NĐ-CP) buộc đội mũ bảo hiểm kia không phải để bảo vệ tính mạng người dân khi tham gia giao thông, mà để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất và bán mũ?

Những năm gần đây, các bệnh viện Nhi đồng 2, Chấn Thương Chỉnh Hình, quận 1, Phú Nhuận, Bình Thạnh, 115… ở Sài Gòn liên tục tiếp nhận bệnh nhi bị miếng ốp ống pô xe máy bằng inox (của người khác) cùng tham gia giao thông cắt trúng chân gây thương tích, khi các cháu nhỏ này được người nhà chở đi ngoài đường bằng xe máy. Tính đến tháng 11/2009, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận trên 10 trẻ “bị đứt chân và đứt các ngón chân do bị miếng inox ở bô xe Air Blade cắt phải”. Các bệnh nhi này “bị đứt chân với cùng một vị trí giống nhau, các vết thương kéo dài từ giữa mu bàn chân đến ngón cái của bàn chân của bé. Trong đó, có một em đã bị đứt lìa một ngón, ngoài ra cả hai đôi giày mà hai bệnh nhi này mang cũng bị cắt đứt quai”. Còn số bệnh nhi đến cấp cứu ở các Bệnh viện khác hay ở các cơ sở y tế phường, quận, tư nhân thì chưa thống kê được.

Có trường hợp bé bị chính xe của người nhà mình cắt phải chân. Bà Lê Thị Phượng, mẹ của bệnh nhi Tăng Tuệ Nhi (bốn tuổi) kể lại: “Hôm 4.11.2009, bé Nhi đang ngồi trên xe của bố, còn tôi chạy xe Air Blade, khi xe tôi chạy lên trước, cạnh dưới miếng inox gắn ở bô xe Air Blade lướt ngang qua cắt đứt quai giày, bàn chân, ba ngón chân của bé trong đó ngón thứ hai đã bị đứt lìa”. 

Ngày 24.8/ 2010, bé T. (8 tuổi, học sinh lớp 3 (ngụ tại quận 7, SG) được mẹ chở đi học. “Khi len giữa các xe máy đang đỗ, bé đã bị cạnh dưới của miếng inox dùng chắn pô xe cứa đứt cả phần quai da dép sandal và cắt luôn cả 3 ngón chân của bàn chân trái”. Thật thương tâm khi “Sau tai nạn, bé T được đưa vào BVNĐ2 cấp cứu. Sau đó bé được chuyển đến Khoa Nhi bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, nhưng các bác sĩ cũng không giữ được 3 ngón chân này”.

Năm 2010, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận ít nhất 4 trẻ bị đứt chân như trên là cháu T. (8 tuổi, học sinh lớp 3, ngụ tại quận 7, SG), bé N., 7 tuổi bị đứt gân ngón chân cái ở bàn chân phải và bé M., 6 tuổi đứt gân trên bàn chân trái (cả 2 bệnh nhi này đều ngụ tại TP.HCM), bé Nguyễn Hồng Ân (bảy tuổi) ngụ ở đường Phạm Ngũ Lão quận 1, Bé Linh (không rõ địa chỉ) bị đứt hai gân ở ngón thứ ba và tư của bàn chân trái. (SGTT 27.01.2010)

"Máy chém" được gắn vô xe máy

Năm ngoái, một luật sư (có văn phòng ở Cách Mạng Tháng 8, quận 3) chở vợ bằng xe máy trên đoạn đường gần nhà. Khi anh này dừng đèn đỏ, một xe máy khác lướt qua vượt lên giành chổ đậu phía trước đã “lấy đi” một miếng thịt lớn trên bàn chân người vợ rồi dông mất, làm cô này điều trị suốt hơn tháng trời vết thương mới lành, và vĩnh viễn cô không thể mang giày, dép kiểu hở bàn chân được nữa.

Miếng ốp pô xe máy AirBlade hay các kiểu xe đời mới khác, khi xuất xưởng được làm bằng nhựa đen chịu nhiệt, nhằm mục đích cách nhiệt. Người tiêu dùng mua xe về tháo bỏ miếng ốp nhựa này rồi gắn vào miếng ốp inox (được các cơ sở tư nhân sản xuất thủ công bán nhiều ở khu vực Nguyễn Chí Thanh, quận 10, quận 11). Các đời xe máy khác như Wave, Future, Dream… khi xuất xưởng không có miếng ốp ống pô, nhưng một số người vẫn mang xe đến thợ yêu cầu thợ khoan lỗ, gắn thêm miếng ốp inox vào.

Những miếng ốp này chúng không có tác dụng cản nhiệt, xe đang nóng ai lỡ đụng vào bị phỏng như chơi, mà chỉ có tính trang trí cho chiếc xe thêm phần “chói lóa”. Cạnh dưới của miếng inox ốp pô này sắc bén như lưỡi gươm, gây thương tích không đáng có cho người lớn lẫn trẻ em. Vậy mà hiện nay, ở Sài Gòn ra đường thấy nườm nượp xe máy gắn miếng ốp pô inox, thiệt là lạnh cả sống lưng.

Trên mạng, người ta đua nhau quảng cáo bán đèn xe máy, đèn xi nhan màu xanh lá cây cho Honda Wave, Dream, Future, Click, Airblade, Attil. Một trang quảng cáo của báo SGTT còn viết: “Đèn xi nhan thay đổi từ màu vàng sang màu xanh theo yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam về cơ cấu điều khiển hoạt động của xe mô tô, xe máy hai bánh (TCVN 6957: 2001). Đây là thay đổi nhằm tạo dễ nhìn và dịu mắt hơn”, khiến cho người tiêu dùng hiểu lầm rằng đèn tín hiệu xi- nhan màu xanh mới hợp pháp, màu vàng không được dùng nữa. Những người đang xài xe có đèn vàng thấy vậy cũng tốn thêm một số tiền thuê thợ thay đổi màu đèn theo.

Tìm đọc bản tiêu chuẩn TCVN 6957 : 2001 từ đầu đến cuối không thấy có chổ nào quy định phải thay đổi đèn xi nhan “từ màu vàng sang màu xanh” cả, như vậy, nhà sản xuất phải hiểu màu sắc đèn tín hiệu, nếu không quy định có nghĩa là phải theo thông lệ quốc tế.

Thông lệ tín hiệu giao thông quốc tế từ trước đến nay gồm 3 màu: đỏ, vàng, xanh và tất cả đều có ánh sáng đục. Ý nghĩa từng màu thì có lẽ ai cũng hiểu, không cần giải thích, còn ánh sáng đục để khỏi chói mắt người cùng tham gia giao thông khác. Tuy nhiên, người ta thản nhiên thay đổi màu sắc đèn tín hiệu theo thông lệ quốc tế thành màu sắc hổng giống ai. Ví dụ: đèn tín hiệu xin rẽ (xi-nhan) từ màu vàng đục sang màu xanh dương lét chói mắt, đèn trước, đèn sau xe máy từ màu đỏ đục cũng sang xanh dương chói sáng luôn. Thậm chí có xe, chỉ cần người điều khiển bấm nút là các đèn xanh lét này thi nhau chớp nháng liên tục trước, sau, phải trái xe một lượt. Tự dưng đang chạy xe ngoài đường, gặp thứ đèn xanh ma quái này chiếu vào mắt, không ít người đã bị chới với không quan sát được đường hướng ngược lại mình, nhưng chủ nhân những chiếc xe đèn xanh chói này lại không chịu trách nhiệm gì hết nếu có tai nạn xảy ra.

Điều đáng nói là Luật giao thông đường bộ Việt Nam và các Nghị định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ trước đến nay không thấy có quy định nào cấm hay xử phạt thật nặng hành vi sản xuất, thay đổi, sử dụng những bộ phận phụ tùng gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ngược lại, cái mũ bảo hiểm đội trên đầu người đi xe máy, suy cho cùng chỉ là bảo vệ cho cái đầu của chính người đội nó. Nếu không đội thì bản thân người đó gặp nguy hiểm mà không hề làm ảnh hưởng đến người xung quanh, thì lại bị “truy bức đội mũ” một cách quyết liệt, khiến cho không ít người thiệt mạng vì bị “công an ta” đánh cho vỡ đầu do không chịu đội mũ bảo hiểm. Người dân không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy 100 lần xác suất chưa chắc có 1 lần tai nạn vì không đội mũ, nhưng rủi gặp “quân ta” thì lăn ra chết.

Tôi có cảm giác quy định tại điểm i khoản 3 Điều 9 (Nghị định 34/2010/NĐ-CP) buộc đội mũ bảo hiểm kia không phải để bảo vệ tính mạng người dân khi tham gia giao thông, mà để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất và bán mũ?

Tạ Phong Tần

Chuyên mục:Khoa học pháp lý
  1. 10/06/2011 lúc 2:18:chiều

    mu do goi la giam thieu chan thuong phan nao thoi , chu dung goi la mu bao hiem , cang doi tai nan cang nhieu ,,,hoi tai sao ai cung biet

  2. Lưu Minh
    10/06/2011 lúc 3:57:chiều

    Nghịch lý ở vn thì nhiều vô số kể. Luật thì bà Luật sư á khảu Ngô Bá Thành đã ca ngơi là RỪNG (rừng luật) nhưng khi áp dụng thì toàn Luật Rừng. Vấn đề ở đây là Luật phục vụ ai????
    Nón bảo hiểm thì đương nhiên là hổng phải phục vụ dân việt vì từ ngày đội nón bảo hiểm tới nay, tai nạn gia tăng mà số tử vong cũng chẳng giãm! Đã vậy còn nón ….. giả nửa chớ. Nhưng nếu ko đội nón (giả) thì công an sẳn sàng bắt và người dân có thể bị đánh ….. chết! Ra đường thì công an túm túm bắt …… nón bảo hiểm xe gắn máy trong khi “ùn tắc” thì ngày càng động vui. Thu nhập một số ngành nghề gia tăng bất chợt trong đó có thể kể: công ty anh hai cán bộ tồn hàng trăm ngàn nón, những người sản xuất nón bảo hiểm ko đủ chất lượng (nón giả) đa phần là … hàng tàu, cửa hàng bán nón, công an giao thông, thanh tra giao thông, và …. quỉ đen quỉ đỏ của nhà nước. Vậy thì riêng ở vn qui định đội nón bảo vệ khi giao thông phục vụ cho ai? Dân à? Không đâu. Dân vẫn cứ chết vì tai nạn và vì bị đánh chết vì ko đội nón! Luật này phục vụ ….. cho nhà nước, để trấn an công an, giao cho công an và thanh tra giao thông một nguồn thu vô tận để yên tâm phục vụ …. đảng.
    Thế cho nên chị Tần đừng đặt câu hỏi như cuối bài nửa mà phải chỉ ra cách LÀM TIỀN của bộ máy ăn như hạm của cái thế chế này.

  3. 24/06/2011 lúc 4:56:sáng

    Càng nhiều ngịch lý thì túi của bọn công an giao thông càng dày! Ngươi dân tham gia giao thông ngày càng chết nhiều! Số lượng người chết khi tham gia giao thông(cỡ 12 ngàn đến 15 ngàn/tháng) tương đương số lượng quân lính hy sinh ngoài trận mạc trong một tháng vì bom đạn của kẻ thù trong thời gian đất nước còn chìm ngập trong chiến tranh!
    Còn cái chuyện chỉ ra cách LÀM TIỀN thì xin thưa: HẠM đã tuyên bố xin từ chức! Bởi lẽ bộ máy bây giờ ĂN CÒN HƠN HẠM GẤP TRĂM LẦN của cái thể ché này.THUA THIỆT SỰ!!

  1. 12/06/2011 lúc 11:40:sáng
  2. 21/06/2013 lúc 8:57:chiều
  3. 21/06/2013 lúc 11:41:chiều
  4. 22/06/2013 lúc 2:02:chiều
  5. 22/06/2013 lúc 9:39:chiều
  6. 23/06/2013 lúc 11:06:sáng
  7. 23/06/2013 lúc 11:48:chiều
  8. 25/06/2013 lúc 3:10:sáng
  9. 25/06/2013 lúc 11:24:sáng

Bình luận về bài viết này