Lưu trữ
DCCT SÀI GÒN THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ
Trước khi bước vào thánh lễ, cha Giuse Lê Quang Uy đã giới thiệu vắn tắt trường hợp của các ông và mở đầu như sau:
Ông Daniel Patrick Moynihan, một thượng nghị sĩ Mỹ, sinh năm 1927, mới mất năm 2003, có một câu nói thấm thía: “If a person goes to a country and finds their newspapers filled with nothing but good news, there are good men in jail”. Xin tạm dịch: “Nếu người ta đến một đất nước và chỉ đọc được trên các trang báo ở đó toàn là các tin tức tốt, thì ắt là những người tốt của đất nước ấy đang bị nhốt trong tù.”…
SÀI GÒN ƠI “NẮNG BỤI MƯA SÌNH”!
Bài đã đăng báo Người Việt
Tại hội thảo bàn về giải pháp chống ngập tổ chức ngày 26/5/2010, Tiến sĩ Lê Vinh Danh- Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết: “Hiện TPHCM vẫn còn đến 163 điểm thường xuyên ngập kéo dài ở khắp 24 quận huyện” (Dân Trí ngày 27/05/2010). Có người nói vui rằng: “Bây giờ có 163 điểm ngập, sang năm tiến tới chỉ còn 1 điểm duy nhất thôi, nhưng là điểm bự vì nó nối hết các điểm nhỏ lại, tức là ngập toàn thành phố”.
Môi trường sống ô nhiễm, ăn uống thì thiếu chất, thanh niên Sài Gòn muốn tăng chiều cao đã thấy rất khó, nói gì đến khu vực miền Trung, vùng sâu vùng xa “chó ăn đá, gà ăn muối”. Xem ra “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030 vừa được phê duyệt với mục tiêu sau 20 năm chiều cao thanh niên Việt Nam tăng trung bình 3- 4 cm” dường như để nói cho vui miệng vui tai một số người, để “giải quyết khâu oai” với thế giới mà thôi.
KẺ THỨ BA VÔ DUYÊN TRÊN GIƯỜNG NGỦ
Dự Thảo Nghị định “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”:
Túm lại, “mỗi bước đi” tín đồ, chức sắc tôn giáo đều phải “xin” (đăng ký) và dài cổ chờ “cho” mới được thực hiện là xâm phạm, can thiệp thô bạo vào nội bộ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Có thể thấy, dự thảo nghị định giống như một kẻ thứ ba chen vô ngồi giương mắt giữa giường ngủ của vợ chồng người ta (tôn giáo), mà vợ chồng nhà kia muốn sờ hay muốn “ấy ấy” nhất nhất đều phải xin phép kẻ thứ ba vô duyên đó. Kiểu “luật” chà đạp quyền con người này chỉ tồn tại ở những quốc gia độc tài, độc đoán, độc ác, độc đảng nhằm để tăng cường quyền trói buộc nhân dân của một nhúm người thuộc giai cấp cầm quyền, chớ không phải vì lợi ích toàn dân.
Dự thảo Nghị định trái với Điều Hiến pháp và Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (mà Chính phủ Việt Nam đã trịnh trọng ký kết ngày 24/9/1982), nếu có hiệu lực thi hành sẽ là một công cụ để bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, nên phải bị hủy bỏ để soạn thảo một dự thảo mới tiến bộ hơn, phù hợp với luật quốc tế hiện hành.
MÙA HÁT ĐÌNH
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)
Hát đình ở quê, những hàng ghế đầu gần sân khấu dành riêng cho hàng Hương thân phụ lão hoặc quan viên chức sắc trong xã ngồi. Một vị có uy tín nhất được mời cầm cái trống nhỏ, kêu là “cầm chầu”. Trên sân khấu hát đoạn nào hay, ông ta phải gõ trống “tung tung”, tức thì thằng nhỏ (người giúp việc của ông ta) cầm sẳn tiền thưởng liệng lên sân khấu thưởng cho đào kép, và đào kép phải hát lại đoạn đó. Đây là người “oai” nhất mà cũng là người mệt nhất, bởi ai cũng có thể coi hát đến chán, đến mệt thì có quyền tự nhiên đi về nhà ngủ, còn vị này phải ngồi suốt ở đó mà cầm trống. Hát hay mà không “tung tung” thì đào kép chửi, “tung tung” nhiều quá “lủng” túi tiền của xã thì dân xã chửi, trên sân khấu đang hát mà không có người cầm chầu bên dưới cũng bị cả đào kép lẫn dân xã chửi, đàng nào cũng khổ. Cho nên, dân miền Tây mới có câu: “Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu” là vậy đó.
DẠY CON SỐNG ÍCH KỶ
“Ăn coi nồi, ngồi coi hướng” là cách ứng xử trong giao tiếp sao cho có văn hóa, lịch sự từ xưa đến nay trong gia đình lẫn ngoài xã hội của người Việt. Ở trong nhà này thì không phải vậy, đơn giản và bình thường nhất là chuyện ăn uống cũng phải thể hiện sự “trí thức”, “khôn” hay “ngu”. Người chồng luôn dạy con món ăn gì thì phải giành ăn nước hầm, món ăn gì thì phải giành ăn phần cái. Ví dụ: canh chân giò heo hầm ngó sen phải ăn nước hầm vì chất bổ đã tan hết vào nước, sườn heo chiên phải lựa miếng sườn non, cơm thì phải ăn cơm mới nấu (không bao giờ ăn cơm nguội ngày hôm qua dù có hấp nóng lại) mới là “ăn khôn”, và ông chồng “làm gương” trước trong nhà cho hai con thấy. Con nít lại khoái nhai mấy món giòn giòn sần sật, khoái gặm chân giò hầm… nên khi bọn trẻ muốn ăn trái lại lời ba theo ý thích của chúng thì bị ba mắng té tát tại chổ rằng “ăn ngu”…