Lưu trữ

Archive for the ‘Nghiệp vụ báo chí’ Category

TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO: HƯỚNG TỚI ĐÀO TẠO LỰC LƯỢNG LÀM BÁO TƯ NHÂN?

Jul 6, ’10 11:45 AM

Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

Bài học đầu tiên được triển khai trong Hội thảo là nguyên tắc “Truyền thông phải quân bình giữa công ích và quyền lợi cá nhân”, “xã hội có quyền biết những thông tin dựa trên sự thật, tự do, công bằng và tình liên đới”. “Mọi người phải dùng truyền thông để truyền bá những gì lành mạnh”, nói về cái xấu, phê phán cái xấu cũng là để xây dựng cái tốt. “Tố giác các nhà nước độc tài, xuyên tạc sự thật có hệ thống, thống trị dư luận bằng truyền thông, kết án với những lý do “trọng tội tư tưởng”…”.

Tuy chỉ là lớp đầu tiên được mở, nhưng với trình độ khoa học kỹ thuật và kiến thức của lớp trẻ Công giáo thời nay, hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để lạc quan mà nói rằng: Đây chính là những hạt giống đầu tiên ươm mầm cho một đội ngũ làm báo tư nhân, chống lại sự bưng bít thông tin và “định hướng dư luận” nhằm phục vụ lợi ích riêng cho một nhóm xã hội của báo chí độc quyền.

Xem chi tiết…

THƯ GỞI ÔNG VƯƠNG VĂN VIỆT – TỔNG BIÊN TẬP BÁO LAO ĐỘNG

May 12, ’10 7:30 AM

Thư này đã gởi đến địa chỉ webmaster@laodong.com.vn của báo Lao Động lúc 8h20 PM ngày 12/05/2010.

Nội dung bài báo này có một đoạn 1.477 chữ mà tác giả P.V đã copy toàn bộ nội dung bài báo của tôi đã đăng ở báo Người Việt Online ngày 30/3/2010 dưới tựa đề “Giải mã nguyên nhân một cái chết” (trước khi báo ông phát hành 34 ngày), bài này tôi cũng post lên blog Sự Thật và Công Lý của tôi ngày 01/4/2010, ông có thể xem ở link tôi đính kèm bên dưới thư này.

Tôi save lại toàn bộ nội dung trang báo Lao Động bằng hai hình thức: file web .mht và .jpg gởi kèm để ông tham khảo, trong đó đoạn văn mà tác giả P.V đã copy của tôi đăng báo Lao Động như sau:

Xem chi tiết…

KHAI BÚT ĐẦU NĂM CANH DẦN: SỨC MẠNH CỦA VĂN CHƯƠNG

18/02/2010

Những ai đã từng sống qua thời bao cấp hẳn còn nhớ mấy câu đồng dao truyền miệng châm biếm: “Lao động là vinh quang, Lang thang là chết đói, Hay nói là vô tù”, “Bắt phanh trần phải phanh trần/ Cho may ô (áo thun 3 lỗ) mới được phần may ô”, v.v… Có một thời, văn chương bị xem là là thứ vô bổ, trò  giải trí tiểu tư sản, khi muốn đề cao bạo lực thì người ta coi cái gậy, cái đòn xóc tre “hơn nghìn trang giấy luận văn chương”. Nói thì nói như thế, nhưng rõ ràng, văn chương ngầm được xem là thứ ghê gớm, đáng ngại, nguy hiểm.Ngày xưa, các “vụ án văn chương” (Văn tự ngục) thời nhà Thanh chỉ nổi tiếng trong phạm vi lịch sử nước Tàu, những “vụ án văn chương” ngày nay nhờ có Internet chỉ trong vài phút nổi tiếng khắp thế giới.

Xem chi tiết…

AI CÓ QUYỀN ĐÁNH GIÁ BÁO CHÍ?

October 28, 2008

Xem ra cái khoản báo chí thế nào để được gọi là “hay”, thế nào mới là “mạnh” phải được đánh giá bởi công chúng – những người bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình ra mua báo, chớ không phải bởi Ban Tuyên giáo hay của những người như ông Đinh Đức Lập.

Thời buổi toàn cầu hóa mọi mặt này mà suốt ngày cứ nghĩ đến chuyện bịt mắt, bịt mồm người khác thì quả là chuyện nực cười nhất trên đời. Trình độ tin học “mẫu giáo” A Bờ Cờ như tôi mà cũng có thể đọc, xem được tất tần tật các trang bị coi là “đen” lẫn không “đen” ở nước ngoài thì những người giỏi IT họ còn có thể “mò” đến tận đẩu tận đâu chỉ có Trời mới biết.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Nghiệp vụ báo chí

NGƯỜI BÌNH THƯỜNG LÀ VĨ NHÂN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA BÁO CHÍ

June 20, 2008

Nhân ngày 21/6/2008, tôi xin chân thành chúc mừng cho những Chân Nhà báo biết tuân thủ nguyên tắc cơ bản của báo chí văn minh: Thông tin nhanh, nhạy, chính xác, khách quan, trung thực; biết rõ sự cao quý của nghề nghiệp mình là phản ánh những vấn đề không hay của xã hội, trong tất cả các lĩnh vực, các con người.

Chiếc “thẻ nhà báo” do bạn đọc “cấp” mới là hãnh diện, quan trọng, lâu bền; không ai có thể lạm dụng quyền lực tước “thẻ” của bạn nếu bạn không tự mình tước “thẻ” của mình bằng hành vi bẻ cong ngòi bút.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Nghiệp vụ báo chí