Lưu trữ
TỐNG GIANG THỜI THỔ TẢ
May 13, ’10 10:14 PM
Thời buổi nhiễu nhương thổ tả, vàng thau lẫn lộn, ma nhiều hơn người, thật khó mà nhận biết những Tống Giang lẫn lộn với người bình thường. Tống Giang ngày nay cũng hô hào chính nghĩa, cũng kêu gọi tương trợ, cũng “xuất hiện đúng lúc”, nhưng mấy ai biết được Tống Giang nhón tay cho trước mặt mà thò tay giật sau lưng. Cho nên có nhiều “anh hùng hảo hán” ra sức chạy theo Tống Giang đến rạc cẳng, hết lòng hết sức ủng hộ, cho đến khi “hùm thiêng sa lưới” mới tỉnh ngộ thì ôi thôi, “Nhất túc thất thành thiên cổ hận/ Tái hồi đầu thị bách niên thân”.
Trong một triều đình bệ rạc như của Tống Huy Tông, đầy rẫy những tên quan tham lam độc ác, thấy ai có chút tài sản thì cướp, thấy đàn bà con gái đẹp cũng cướp như cha con Cao Cầu, người dân những tưởng có thể trông cậy vào anh hùng Lương Sơn mà hả giận, không ngờ gặp ngay Tống Giang, chẳng khác nào “giao trứng cho ác”, tội nghiệp cho các nạn nhân cả tin biết chừng nào.
HIROSIMA, NAGASAKI VÀ TAM TÒA
“Nhà thờ vốn là nơi phục vụ tình yêu thương, hoà giải và sự hồi sinh. Biến nhà thờ thành một tượng đài của lòng thù hận, là một tội ác, là một sự xúc phạm lớn lao đối với niềm tin tôn giáo của chúng ta. Có thể lưu giữ nơi nhà thờ Tam Toà những di tích nhắc nhở chúng ta về tính chất tàn ác không thể chấp nhận được của chiến tranh. Nhưng nếu chỉ như thế thôi, thì không thể chấp nhận. Sứ điệp quan trọng hơn, và cũng là sứ điệp chính yếu, mà nhà thờ Tam Toà đem lại cho chúng ta và cho thế hệ tương lai, phải là sứ điệp của tình yêu, của sự hoà giải và của sự phục sinh, chứ không phải sứ điệp của lòng hận thù.
KIM DUNG và TRẦN MẶC “LỘT TRẦN” LÝ TỰ THÀNH
April 11, 2009
Tác phẩm BÀN VỀ CÁC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT KIM DUNG của nhà phê bình văn học Trần Mặc (Nguyên tác tiếng Hoa “Chúng sinh chi tướng Kim Dung tiểu thuyết nhân vật đàm” – Thượng Hải, Tam Liên thư điếm, 6- 2001. Người dịch Lê Khánh Trường, NXB Hội Nhà Văn 2003) có một chương bình về nhân vật Sấm Vương Lý Tự Thành rất thú vị. Kim Dung Tiên sinh đã rất tài năng khi xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh rất điển hình này, nhìn thấu tâm can của Kim Dung tiên sinh thì Trần Mặc tiên sinh còn có con mắt xanh tinh đời hơn nữa. Thật bái phục cả hai vị Tiên sinh.
CL&ST tại hạ chép lại riêng vài đoạn trong chương này cho quý vị cùng thưởng thức.
CHUYỆN “TƯ DUY TRỪU TƯỢNG” VÀ “TỒN TẠI KHÁCH QUAN”
October 03, 2008
Do đó, tui nghĩ rằng công viên này dù chính quyền có đặt tên là gì đi nữa thì người dân Hà Nội vẫn cứ theo thói quen mà gọi thôi, tức họ sẽ gọi là Công viên Tòa Khâm sứ, Thư viện Tòa Khâm sứ, Công viên Thái Hà. Chỉ vì cái thực tế “sự kiện Tòa Khâm sứ”, “sự kiện Thái Hà” thì không ai có thể dùng quyền lực để thay đổi được. Cái này gọi là “Bất chiến tự nhiên thành”. Như thế lại càng hay, nếu giáo dân cứ tiếp tục vào hai công viên này cầu nguyện thì rất thoải mái, sạch sẽ, mát mẻ, tâm hồn bay bổng hơn là đứng ngoài lề đường cầu nguyện. Chẳng lẽ chính quyền quận Hoàn Kiếm lại ban hành quy định: “Ai vào công viên cầu nguyện phải có giấy phép” chăng?
TƯ TƯỞNG LÊ QUÝ ĐÔN
February 02, 2008
“Trẻ không kính già,
Trò không trọng thầy,
Quan kiêu, tướng thoái,
Tham nhũng tràn lan,
Sĩ, phu ngoảnh mặt,
Xã tắc lâm nguy”.Lê Quý Đôn