Lưu trữ

Archive for the ‘Khoa học pháp lý’ Category

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH “BẢO KÊ CƯỚP CÔNG KHAI”?

Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

Ngoại tệ người dân đang cất giữ, giấu giếm trong nhà (cần phải giấu kỹ phòng trộm cướp chớ), “người nhà nước” sẽ đùng đùng xông vào lục soát bất cứ xó xỉnh nào, lật từng viên gạch nền nhà lên… để tìm ngoại tệ, không thì bằng cớ đâu mà cột cho khổ chủ hành vi “không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng”?. Cái dự thảo kia cũng không quy định rõ số tiền ngoại tệ “không bán” là bao nhiêu thì bị phạt, nên khi tìm mãi mà không có gì, “người ta” cũng sẳn sàng tìm cách làm cho khổ chủ rối tung lên rồi ném vào đâu đó tờ 2 USD, 10 USD, 50 USD hay 100 USD cũng được để thu về 50 – 100 triệu đồng thì vẫn còn lãi lớn. Đằng nào thì người dân-nạn nhân cũng vừa mất ngoại tệ mà còn phải “bán kèm” nhà để có đủ tiền Việt nộp phạt nếu trong nhà không có sẳn tiền. Thiệt giống y như gia cảnh nhà Thúy Kiều: “Điều đâu bay buộc ai làm?/Này ai dan dậm, giật giàm bỗng dưng?/ Hỏi ra sau mới biết rằng: Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý

LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO 10 BỊ CÁO Ở BẮC GIANG


Nạn nhân Nguyễn Văn Khương

Từ đầu đến cuối cáo trạng buộc tội các bị cáo bằng những chứng cứ mơ hồ, từ đầu đến cuối không hề có người làm chứng, không có người bị hại, cũng không có vật chứng. Những căn cứ buộc tội đều mơ hồ, khuất tất và trái pháp luật. Điều đó cho thấy, vụ án này được nhà cầm quyền Bắc Giang dựng lên nhằm để trả thù những người dân đen thấp cổ bé miệng, chỉ vì họ dám kêu đòi công lý trước cái chết oan ức của một dân đen khác (mà nhà cầm quyền Bắc Giang đang cố tình bao che tội ác).

Tôi không được tiếp xúc hồ sơ vụ án và các bên có liên quan, tôi dám khẳng định với quý vị rằng nếu tôi có đủ quyền của một luật sư chính thức thì tôi còn chỉ ra cho quý vị thấy nhiều điều vô lý hơn nữa trong việc người ta cố tình gán ghép tội để đàn áp người dân hơn là để thi hành pháp luật.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý

QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM QUA VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ

Bài đã đăng báo Người Việt

Trong khi cơ quan tiến hành tố tụng (CQANÐT, VKS, tòa) có khoảng thời gian ít nhất là 8 tháng để “buộc tội” thì phía luật sư chỉ có vài ngày để phản biện với lập luận trong cáo trạng, không những đây là sự bất công đối với bị can, bị cáo – những công dân mà cho đến khi chưa có bản án tuyên có tội (đã có hiệu lực pháp luật) thì Hiến pháp và BLTTHS vẫn coi họ là vô tội, mà còn cho thấy rằng cơ quan tố tụng đã “thiếu tự tin” trước luật sư và lập luận, chứng cứ buộc tội cũng mơ hồ, trái luật nên cơ quan tố tụng sợ luật sư tham gia sớm sẽ “bẻ gãy” cáo trạng buộc tội.

Có một thực tế ở Việt Nam là trước khi tòa án xét xử và tuyên án ai đó thì báo chí “nhà nước ta” đã “xét xử” trước và “tuyên án” trước rồi. Cách đây mấy năm, hẳn mọi người còn nhớ sau khi ông Nguyễn Văn Hải (nhà báo tự do Hoàng Hải, bloger Ðiếu Cày) bị bắt, báo CA TPHCM lẫn báo CAND đã “tương” lên mấy bài gọi ông Nguyễn Văn Hải là “hắn”, “y”, “tên lưu manh”, hoặc gọi trống trơn bằng tên “Hải”, v.v. một cách miệt thị, “tuyên” luôn mức án nữa; nhưng khi bị “báo tự do” phản ứng lại và đưa ra bức hình “tên lưu manh” chụp chung rất thân thiết với phó chủ tịch phường nơi ông Hải cư trú thì báo CA TPHCM và báo CAND câm tịt.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý

PHẢI TRẢ LẠI QUYỀN TƯ HỮU ĐẤT ĐAI CỦA NGƯỜI DÂN

Việc tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất được gọi bằng cái cái tên mỹ miều “sở hữu toàn dân”, nhưng thực chất dân nào có quyền gì đối với mảnh đất của mình. Bởi lẽ, quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng: định đoạt, quản lý và sử dụng thì dân chỉ được phép sử dụng có thời hạn. Nhà nước muốn “thu hồi” (thực chất là đuổi đi chổ khác) lúc nào thì “thu hồi”, có khác nào các địa chủ thời phong kiến đối với tá điền?

“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai” (Điều 18 Hiến Pháp 1992), “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Khoản 1 Điều 5 Luật Đất Đai). Việc nhà nước có toàn quyền về ruộng đất đã khiến cho “Cán bộ địa phương bán đất công bừa bãi như bán mớ rau, con cá. Tỉnh nào cũng có chuyện chính quyền cấp cơ sở bán đất vô tội vạ. Ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng bán đất vô tội vạ. Tham nhũng đất đai nan giải lắm. Các kiểu tham nhũng đất đai thì muôn hình vạn trạng”. Đó là nhận xét của Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An (Tuổi Trẻ ngày 08/7/2006).

Kết quả là theo thống kê của Thanh Tra Chính phủ, số đơn thư khiếu tố về đất đai năm sau cao hơn năm trước mà không giải quyết dứt điểm được, có vụ khiếu kiện đất đai kéo dài hơn 10 năm vẫn chưa chấm dứt.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý

CẤM KHIẾU KIỆN TẬP THỂ: KHI NGƯỜI THI HÀNH LUẬT… PHẠM LUẬT

Bài đã đăng báo Người Việt

Đối chiếu với các điều luật đã viện dẫn ở trên, rõ ràng Thông tư 04/2010/TT-TTCP trái với Điều 32 Luật Khiếu nại tố cáo, vượt quá thẩm quyền của Thông tư là tự “đẻ ra” quy định mới cản trở quyền khiếu nại tố cáo chính đáng của dân nên nội dung Thông tư 04/2010/TT-TTCP vừa trái luật trong nước mà vừa “cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Vì cản trở quyền khiếu nại tố cáo là xâm phạm quyền con người được quy định tại Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Chính Phủ Việt Nam đã tham gia ký kết ngày 24/9/1982.

Căn cứ Điều 1 Luật BHVBPL, Thông tư 04/2010/TT-TTCP vừa ban hành đã vượt quá thẩm quyền, trái với Luật Khiếu nại tố cáo, trái với Điều 3 Luật BHVBPL nên sẽ không được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội và cần phải nhanh chóng bị hủy bỏ.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý