Lưu trữ

Archive for the ‘Khoa học pháp lý’ Category

BẮT CÓC ÉP CHO RA “LỜI KHAI” ĐỂ KHỞI TỐ GIAM?

Vụ 14 thanh niên Công giáo bị bắt

Paul Trần Minh Nhật (giữa)

Thống kê từ giữa năm 2007 đến năm 2011 có hơn 20 người dân vô tội mới bị “tạm giữ” đã chết oan ức trong đồn công an. Từ đầu năm 2011 đến nay có 7 người chết tức tưởi trong đồn công an sau khi bị bắt gồm: Nguyễn Lập Phương, Trịnh Xuân Tùng, Đặng Ngọc Trung, Nguyễn Công Nhựt, Trần Văn Dữ, Đặng Phi Vũ, Lê Văn Trận.

Ở thời điểm hiện nay, tôi cải biên lại lời Bao đại nhân rằng: “Đặt người dưới uy lực ngọn dùi cui, roi điện, xà lim, án tù…, làm mất sự học hành, làm ăn, hạnh phúc, con cái hư hỏng, cha mẹ đau ốm không người chăm sóc… thì muốn khai gì chẳng được. Đừng nói một vài lời khai, một ngàn lời khai cũng có như thường”. Xin quý vị nhớ cho rằng: Thân nhân của quý vị vô tội, nếu như trong tay cơ quan điều tra chỉ có mỗi chứng cứ duy nhất là lời khai.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý

VỤ KIỆN DA CAM: THIẾU CHỨNG CỨ KHOA HỌC THUYẾT PHỤC

Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

Thùng đựng chất da cam

Hễ có đi bộ đội, cứ đã từng sống trong vùng bị rải chất da cam, mà sinh con có dị tật đều “đè đầu” đổ cho chất da cam hết. Lập luận kiểu đó, ngay cả kiện ra tòa án Việt Nam, căn cứ pháp luật Việt Nam mà xử công bằng thì không thể xử cho nguyên đơn thắng kiện được, nói gì đến pháp luật Mỹ.

Tôi cũng rất lấy làm lạ khi Việt Nam tự hào có hơn 2 ngàn vị tiến sĩ, mà không có lấy một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào về việc phơi nhiễm chất da cam được công bố một cách đàng hoàng. Trong khi, ai cũng biết rõ, với loại công trình nghiên cứu này, kinh phí thực hiện dễ dàng được “nhà nước ta” bảo kê 100%.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý

NGHỊCH LÝ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Bài đã đăng Thời Báo (Cadana)

Điều đáng nói là Luật giao thông đường bộ Việt Nam và các Nghị định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ trước đến nay không thấy có quy định nào cấm hay xử phạt thật nặng hành vi sản xuất, thay đổi, sử dụng những bộ phận phụ tùng gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ngược lại, cái mũ bảo hiểm đội trên đầu người đi xe máy, suy cho cùng chỉ là bảo vệ cho cái đầu của chính người đội nó. Nếu không đội thì bản thân người đó gặp nguy hiểm mà không hề làm ảnh hưởng đến người xung quanh, thì lại bị “truy bức đội mũ” một cách quyết liệt, khiến cho không ít người thiệt mạng vì bị “công an ta” đánh cho vỡ đầu do không chịu đội mũ bảo hiểm. Người dân không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy 100 lần xác suất chưa chắc có 1 lần tai nạn vì không đội mũ, nhưng rủi gặp “quân ta” thì lăn ra chết.

Tôi có cảm giác quy định tại điểm i khoản 3 Điều 9 (Nghị định 34/2010/NĐ-CP) buộc đội mũ bảo hiểm kia không phải để bảo vệ tính mạng người dân khi tham gia giao thông, mà để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất và bán mũ?

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý

KẺ THỨ BA VÔ DUYÊN TRÊN GIƯỜNG NGỦ

Dự Thảo Nghị định “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”: 

Túm lại, “mỗi bước đi” tín đồ, chức sắc tôn giáo đều phải “xin” (đăng ký) và dài cổ chờ “cho” mới được thực hiện là xâm phạm, can thiệp thô bạo vào nội bộ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Có thể thấy, dự thảo nghị định giống như một kẻ thứ ba chen vô ngồi giương mắt giữa giường ngủ của vợ chồng người ta (tôn giáo), mà vợ chồng nhà kia muốn sờ hay muốn “ấy ấy” nhất nhất đều phải xin phép kẻ thứ ba vô duyên đó. Kiểu “luật” chà đạp quyền con người này chỉ tồn tại ở những quốc gia độc tài, độc đoán, độc ác, độc đảng nhằm để tăng cường quyền trói buộc nhân dân của một nhúm người thuộc giai cấp cầm quyền, chớ không phải vì lợi ích toàn dân.

Dự thảo Nghị định trái với Điều Hiến pháp và Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (mà Chính phủ Việt Nam đã trịnh trọng ký kết ngày 24/9/1982), nếu có hiệu lực thi hành sẽ là một công cụ để bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, nên  phải bị hủy bỏ để soạn thảo một dự thảo mới tiến bộ hơn, phù hợp với luật quốc tế hiện hành.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý

VỤ ÁN NGUYỄN CÔNG NHỰT: VÔ LÝ NỐI TIẾP VÔ LÝ

Nguyễn Công Nhựt và vợ trong ngày cưới

Bám vào kết luận “chết do treo cổ” rồi lờ đi nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra những thương tích chẳng khác nào tra tấn thời trung cổ (có thể khiến nạn nhân muốn chết đi để thoát khỏi sự đau đớn thể xác) rõ ràng là dấu hiệu bao che tội ác. Một người chết khuất tất trong cơ quan công an mà còn mang thêm oan án “trộm cắp” thì hậu quả và ảnh hưởng đã vượt khỏi phạm vi gia đình nạn nhân, dù gia đình nạn nhân (vì lý do nào đó) không dám kêu cầu công lý, thì xã hội vẫn có quyền đòi hỏi công lý cho người chết. Vì vậy, biên bản khám nghiệm tử thi, bản kết luận giám định pháp y phải được công khai trước dư luận. Nếu cần bảo vệ sự thật, phải khai quật tử thi để giám định lại cũng phải làm cho người chết ngậm cười nơi chín suối.

Theo thống kê trên báo chí, năm 2010 có ít nhất 20 người chết oan trong đồn công an. Từ đầu năm 2011 đến nay, ít nhất 4 trường hợp chết oan trong đồn công an (không tính trường hợp anh Nguyễn Công Nhựt). Cơ quan giám định không độc lập với ngành công an, ai biết đâu vì muốn “bôi son trét phấn” cho cái lực lượng “chỉ biết còn đảng còn mình” (không biết nhân dân) bị quá nhiều tai tiếng xấu này mà người ta sẳn sàng giết chết sự thật và công lý?

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Khoa học pháp lý