Trang chủ > Chuyện vỉa hè > QUYỀN LỰC SIÊU ĐẲNG

QUYỀN LỰC SIÊU ĐẲNG

Bài đã đăng báo Người Việt

Lạ đời nhất là “cậu đánh máy” tuy không tên không họ, không phải quan chức nhà nước có thẩm quyền, nhưng “cậu” lại điều khiển được tất cả các tờ báo trong toàn quốc (dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN) răm rắp nghe theo đăng cái thông báo trời ơi của “cậu.”

Quý vị thường dân, quý vị phó thường dân, quý vị cán bộ công chức quèn, chấp luôn quý vị cán bộ có tí ti chức vụ trưởng phòng, phó phòng cấp huyện trở lên… Quý vị cứ thử viết cái thông báo kiểu giống như “cậu đánh máy” (hình thức, không phải nội dung) mà đưa cho các báo bảo họ đăng lên xem, tôi bảo đảm với quý vị là không tờ báo nào họ đăng cho quý vị cả.

Lưu ý: Bài viết trước ngày 21/8/2011

Xin nói ngay quyền lực, sức mạnh siêu đẳng ở đây không phải nói về người sói (nửa người nửa sói) theo truyền thuyết Châu Âu, cũng không phải tên giựt gân của một bộ phim hành động nào đó sắp ra đời muốn quảng cáo sản phẩm.

Sức mạnh siêu đẳng ở đây để chỉ một nghề đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc, từ vị trí bị thiên hạ coi là “bèo nhèo” nhất bỗng chốc hóa thành “siêu” trong xã hội XHCN ở Việt Nam. Ðó là nghề đánh máy chữ mà thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ “cậu đánh máy” nổi tiếng như cồn, nổi cả trong và ngoài nước chả kém các sao Holywood bên Mỹ.

Thời xưa, nước ta chưa có nghề đánh máy chữ và “cậu đánh máy” chưa xuất hiện. Mức độ coi trọng nghề này hay nghề khác được xếp hàng theo thứ tự: Sĩ, nông, công, thương.

Thời Pháp thuộc, người Pháp mang những cái máy đánh chữ to bổ bố sang Việt Nam, mỗi lần gõ phải dùng hết sức bàn tay, máy phát ra âm thanh lốc bốc nổ liên hồi như đạn bắn. Nước ta cũng chưa có từ “cậu đánh máy” một cách “tình thương mến thương” và “chang trọng” như bi giờ, mà người ta gọi là “thầy ký.” Các thầy ký – đánh máy này là thầy ký bậc thấp nhất, dưới những người chuyên làm công việc hành chính giấy tờ, sổ sách, ghi chép trong các cơ quan công quyền (thầy ký-lục sự), và chỉ trên có bà tạp vụ chuyên quét nhà, pha trà, rửa chén. Từ giai đoạn này về sau, người ta lại xếp hạng rằng: “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, bỏ ra Giáo Dục.” Thập niên 80-90 lại loan truyền câu: “Nhất Anh (tiếng), nhì Tin (học), tam Kinh (tế), tứ Luật,” v.v… Vai trò của “cậu đánh máy” vẫn chưa đến thời điểm được nâng cao và trọng thị.

Mấy năm gần đây, “cậu đánh máy” bỗng chốc trở thành có sức mạnh và quyền lực còn hơn siêu nhân, là “bờ vai vững chắc,” là “chỗ dựa đáng tin cậy,” là “công cụ bạo lực” cho quan chức bộ máy nhà nước trông cậy trong thời buổi khó khăn “tứ bề thọ… dân” vây khốn.

Ðơn cử vài vụ cụ thể như sau:

Ông Ðào Duy Quát, sau khi đăng bài láo lếu trên tờ báo điện tử Ðảng Cộng Sản Việt Nam do chính ông làm tổng biên tập, ca ngợi “Hải Quân Trung Quốc diễn tập tại biển Ðông” (tức là cái biển mà nhà cầm quyền TQ ngang ngược chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực), bị dư luận phản ứng lên án quá xá, có người còn gọi ông ta là “Hán gian Quát.” Ông Quát đã lên tiếng phân bua rằng: “Chúng tôi coi đây là một tai nạn nghề nghiệp, vì cậu đánh máy lúc bấy giờ đã quá giờ, cậu ấy đánh xong và đang định hỏi thì lại quên mấy cái chữ biên tập… Việc đưa tin đó là để cảnh báo một hoạt động, một mưu đồ…, trong đó có mấy từ biên tập đã được thêm vào là phó tư lệnh ngang ngược tuyên bố, cái chữ “ngang ngược” viết ở ngoài, thì cậu đánh máy nhận rồi nhưng không đưa vào, nên tự nhiên làm sai lệch thông tin.” Xong, kể từ đây “cậu đánh máy” đã hiên ngang bước vào lịch sử, nhận trách nhiệm giúp ông Quát thoát nạn “tứ mã phân thây” từ phía cấp trên của ông, mà cấp trên của ông Quát cũng thoát được tiếng xấu “bao che cho thuộc cấp.”

Vụ ông Quát chưa kịp nguội thì thiên hạ bàn tán rầm rộ vụ Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (thuộc Bộ Y Tế) trao giấy chứng nhận “Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng 2009” cho công ty Vedan vào giữa tháng 10 năm 2010, trong khi công ty này đang bị nông dân Ðồng Nai, Sài Gòn, Bình Dương kiện rần rần vì gây ô nhiễm môi trường. Nghe đâu cái vụ trao giải “nhầm tướng cướp” này cũng do lỗi “cậu đánh máy” (?!).

Vụ tiếp theo là trong phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Cù Huy Hà Vũ, Luật Sư Trần Ðình Triển tường thuật lại trên BBC ngày 4 tháng 4, 2011 như sau: “Trước hết là việc này ngay đầu phiên tòa thì Luật Sư Sơn cũng đưa ra ý kiến là trong quyết định đưa vụ án ra xét xử thì theo quy định của pháp luật phải nêu rõ là xử kín hay xử công khai, nhưng trong quyết định thì không nói đến xử kín hay xử công khai cả, tức là lập lờ ở chỗ đó. Chủ tọa phiên tòa đã xin lỗi, đây là sự sơ suất do khâu đánh máy còn phiên tòa là xử công khai.”

Thông báo cấm biểu tình của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội, không có người ký tên. Bản chụp thông báo này được phổ biến trên nhiều báo “lề phải” tại Việt Nam. (Hình: báo Ðất Việt)

Vụ mới nhất làm cho các trang mạng sôi sùng sục như hỏa diệm sơn ở Nhật Bản là ngày 18-19 tháng 8, 2011 các báo “lề phải” đồng loạt đăng thông báo “Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát” nhưng văn bản không có người ký tên chịu trách nhiệm đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định về ban hành văn bản hành chính. Chỉ có con dấu treo Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ở góc trên bên trái, còn phía dưới bên phải – chỗ dành cho người có thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản ký tên, thì… “nhẵn như chùi.” Thông báo này đích thị do chính “cậu đánh máy” sản xuất ra rồi.

Nhưng điều lạ ở chỗ tuy pháp luật quy định “cậu đánh máy” không giữ vai trò, vị trí có quyền quyết định việc gì trong Ủy Ban Nhân Dân thành phố, trừ việc “cậu” có quyền quyết định ngồi xuống gõ tay lên bàn phím hay đứng lên vào WC, nhưng “cậu” lại chụp mũ người dân và nhân sĩ trí thức, tướng lãnh lão thành cách mạng Hà Nội đi biểu tình chống TQ, “cậu” ăn ngang nói ngược rằng: “Những ngày gần đây, các thế lực chống đối trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở thủ đô.” Thực tế, theo người dân biểu tình thì chính lực lượng công an chìm, nổi, mờ, tỏ… đủ loại mới chính là đối tượng gây mất trật tự khi họ ngang nhiên chạy xe ngược chiều, đậu xe, đứng tràn xuống lòng đường, dùng loa kêu inh ỏi và dùng số đông hành hung, bắt người trái pháp luật gây căm phẫn trong nhân dân.

“Cậu đánh máy” còn “hiên ngang” ra lệnh cho người dân Hà Nội “Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố,” “cậu” lại tiếp tục hăm dọa, khủng bố tinh thần bằng cách đe áp dụng các “biện pháp cần thiết” đối với những người “cố tình không chấp hành, tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.”

Rõ ràng, bằng vào cái thông báo kia, “cậu đánh máy” đã công khai vi Hiến, vi phạm pháp luật khi “cậu” cấm người ta biểu tình, “cậu” không có quyền mà “cậu” chụp mũ, vu cáo và cấm cản. Cái thông báo của “cậu” lời lẽ chẳng khác nào vả vào mồm Tướng Nguyễn Ðức Nhanh, khi mới cách đây nửa tháng, ông Nhanh đã đăng đàn khẳng định rằng: “Ðây là những cuộc biểu tình yêu nước tự phát, cho nên các cấp và công an Hà Nội không có chủ trương trấn áp, bắt giữ người biểu tình tự phát.”

Lạ đời nhất là “cậu đánh máy” tuy không tên không họ, không phải quan chức nhà nước có thẩm quyền, nhưng “cậu” lại điều khiển được tất cả các tờ báo trong toàn quốc (dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN) răm rắp nghe theo đăng cái thông báo trời ơi của “cậu.”

Quý vị thường dân, quý vị phó thường dân, quý vị cán bộ công chức quèn, chấp luôn quý vị cán bộ có tí ti chức vụ trưởng phòng, phó phòng cấp huyện trở lên… Quý vị cứ thử viết cái thông báo kiểu giống như “cậu đánh máy” (hình thức, không phải nội dung) mà đưa cho các báo bảo họ đăng lên xem, tôi bảo đảm với quý vị là không tờ báo nào họ đăng cho quý vị cả.

Ngày 21 tháng 8, 2011 tới đây, quý vị dân Hà Nội đang có “âm mưu” biểu tình chống TQ cứ chờ xem để chứng kiến quyền lực siêu đẳng của “cậu đánh máy” nếu như “cậu” điều động được toàn bộ lực lượng “người nhà nước” (gồm công an và các đoàn thể, cơ quan khác) cùng áp dụng các “biện pháp cần thiết” đối với quý vị.

Chưa có thời nào, và chưa có quốc gia nào mà “cậu đánh máy” lại có quyền lực siêu đẳng như “cậu đánh máy” ở Hà Nội thời nay.

Tạ Phong Tần

Chuyên mục:Chuyện vỉa hè
  1. NguyenTaiNhan
    23/08/2011 lúc 2:32:chiều

    Nói theo cách của chị TPT thì chỉ ở Việt Nam này thì “người đánh máy” là người có sức mạnh quyền lực của cấp quốc gia, và cũng chỉ ở việt Nam này chỉ có tầng lớp lảnh đạo chóp bu mới có thói quen đỗ hết trách nhiệm hết sai lầm tội lỗi sai sót cho cấp dưới một cách vừa trơ tráo vừa vô liêm sỹ như vậy…Thử hỏi xem ở Việt Nam này có được bao nhiêu người đã dám đứng ra xin-lỗi người dân vì những chính sách sai lầm của đảng trong đời sống văn hóa kinh tế và cả chính trị nữa, những kế-hoặch của những người đã tự phong cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” đã gây ra bao sự thật bại và tai họa cho hàng chục triệu người dân suốt hàng chục năm dài do sự lảnh-đạo sai lầm và ngu dốt của họ…Vậy mà cơ quan truyền thông hàng suốt bao nhiêu năm qua cứ ra rả khuyên dạy ngừơi dân phải luôn “nhớ ơn đảng, ơn bác Hồ”…

  2. 25/08/2011 lúc 1:02:sáng

    Muốn xây dựng một chế độ văn minh, dân chủ cho Việt Nam, chúng ta chỉ còn cách làm như ở Libya thôi.
    _________________________________________

    LIBYA: Gương thành công từ đấu tranh vũ lực

    Nguyễn Công Bằng (ĐVDVN)

    Khác với hình thức biểu tình tương đối ôn hoà ở Tunisia hay Ai Cập, sau khi biểu tình ôn hoà và bị đàn áp dã man, nhân dân Libi vùng dậy với vũ lực và súng đạn. Nhưng Hoa Kỳ và thế giới tự do không gọi đó là “khủng bố”. Không những thế, các siêu cường Tây phương đã còn chính thức lên tiếng ủng hộ công khai và cung cấp nhiều vũ khí, quân dụng, tiếp liệu cho lực lượng kháng chiến từ hơn hai tháng qua. Từ ngày 22/08/2011, quân nổi dậy Libi tiến vào thủ đô Tripoli bằng sức mạnh vũ trang. Chế độ độc tài của Đại tá Muammar al-Gaddafi ở Lybia có thể sẽ bị lật đổ trong một thời gian ngắn. Diễn tiến sự sụp đổ của chế độ độc tài ở Libya có nhiều điểm đáng để chúng ta chú ý và suy nghĩ.

    Trước nhất, lý do đơn giản dẫn đến sự hậu thuẫn là cuộc chiến vũ trang đó không nhằm chống lại phương Tây; nếu không muốn nói là sự sụp đổ của chế độ Gaddafi sẽ còn có thể giúp các nước này giải toả được nhiều bế tắc về quyền lợi ở vùng Bắc Phi, đặc biệt là vấn đề dầu hoả.

    Lý do quan trọng khác là sự đoàn kết. Lybia không phải là một dân tộc đặc chủng mà là sự kết hợp của nhiều bộ tộc. Tuy nhiên trong cuộc chiến đấu lật đổ chế độ độc tài, các lực lượng nổi dậy chống lại Gaddafi đã liên kết được với nhau để thành hình “Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya” (The Interim Transitional National Council of Libyan Republic). Nhờ vậy, họ có được sự thống nhất về sách lược và sức mạnh lãnh đạo. Thế liên kết này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình vận động thành công sự ủng hộ của quần chúng Libi, và phía quốc tế.

    Một lý do đáng chú ý khác là hàng trăm ngàn người Libya đã dám đánh đổi sinh mạng của chính mình để quyết chiến với chế độ độc tài. Theo ước tính của hãng truyền thông quốc tế, có ít nhất là ba ngàn chiến sĩ tự do Libi đã hy sinh kể từ trung tuần tháng 02/2011. Cuộc đấu tranh dân chủ hoá Libya thành công với thiệt hại nhân mạng cao hơn ở Tunisia (224 chết) và Ai Cập (846 chết) nhưng nó khẳng định một điều có giá trị gần như chân lý rằng: Chỉ có vũ lực mới đánh thắng được một chế độ độc tài đã cướp và giữ chính quyền bằng bạo lực. Ở Syria, cuộc nổi dậy cũng đã hy sinh trên hai ngàn người và vẫn đang tiếp diễn không nhân nhượng với chế độ độc tài.

    Không có cuộc cách mạng nào có thể thành công chỉ bằng các hình thức ôn hoà thụ động, nhất là đối đầu với bạo quyền. Hình thức ôn hoà song quyết liệt đã thành công chỉ xảy ra ở những nước có nền dân chủ cơ bản; tối thiểu là quyền được lập hội và biểu tình. Đấu tranh với bạo quyền thì phải có sức mạnh, tức là vũ lực, kể cả vũ trang. Nhưng Vũ Lực không có nghĩa là khủng bố hay bạo lực. Và vũ trang chỉ là một trong những phương tiện để tạo nên vũ lực.

    Nhưng khác với ba cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập và Libya, cuộc đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi vô cùng khắc nghiệt. Ở nước ta, chế độ độc tài không nằm trong tay một cá nhân như các nước Bắc Phi. Ngược lại, nó mang bản chất Cộng sản, với một quá trình cướp và giữ chính quyền bằng bạo lực; được bảo hộ bởi Trung Cộng — một chế độ cũng có bản chất giống như vậy. Nó tồn tại được đến nay là nhờ đàn áp, đàn áp và đàn áp.

    Nếu sự đàn áp liên tục trong mấy mươi năm qua đã làm thui chột ý chí vùng dậy của nhiều người, thì tình trạng khủng hoảng lãnh đạo và mất niềm tin là hai lý do tiếp nối khiến các tầng lớp nhân dân bất mãn vẫn còn là một tiềm lực đối kháng, thay vì là một thực lực hăng hái dấn thân đấu tranh như dân chúng ở các nước Bắc Phi. Các tổ chức đấu tranh chưa nỗ lực đủ để tạo được sự tín nhiệm và ủng hộ của nhân dân. Sự bang giao, viện trợ của các nước đồng minh cũ của miền Nam với chế độ độc tài đương quyền cũng là một nguyên nhân tế nhị khác góp phần dẫn đến tình trạng bị động đang có. Bài toán Việt Nam vẫn còn nhiều ẩn số và thách thức cam go.

    Đấu tranh cần có sức mạnh để thành công. Và trong đấu tranh, sức mạnh nào cũng hợp lý và cần thiết miễn là nó không đi ngược lại đạo lý. Và chỉ khi nào sức mạnh dân tộc được phục hồi, thì quyền tự quyết mới có cơ hội thực thi.

    Khi có sức mạnh, quần chúng sẽ tin tưởng, đảng cầm quyền sẽ nhân nhượng và quốc tế sẽ tín nhiệm. Kinh nghiệm cho thấy là các nước lớn chỉ có thái độ và hành động hậu thuẫn cụ thể khi đã có các biến động khả dĩ thay đổi được chế độ. Quan trọng hơn nữa là sự thay đổi thể chế ở Việt Nam sẽ có lợi gì cho tất cả thành phần và quốc gia liên hệ. Trả lời được câu hỏi đó là đã tìm được một nửa đáp số cho bài toán Việt Nam.

    Loại bỏ được chế độ độc tài của Muammar al-Gaddafi chỉ là bước đầu trong tiến trình xây dựng dân chủ ở Lybia. Ổn định xã hội và phát triển đất nước từ những đổ nát, khủng hoảng do chế độ này gây ra cần nhiều yếu tố để biến ước mơ thành hiện thực. Loại bỏ chế độ độc tài là yêu cầu tiên quyết để một đất nước có thể vươn lên. Và nhân dân Libi đã chọn một con đường đấu tranh thật cam go nhưng vô cùng anh dũng.

    Tóm lại, có phải chăng thành công của cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở Libya là một kinh nghiệm cần học hỏi cho tiến trình giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công ở quê hương ta?

    Nguyễn Công Bằng

    http://daivietquocdandang.com/libya.htm

  3. 29/08/2011 lúc 12:24:chiều

    Cậu Trung Quốc chứ đánh máy gì.
    Đau lòng con dân Vietnam, sống không được sống, nói không được nói. mất đất, đảo không được bảo vệ.

  4. 23/11/2014 lúc 8:06:sáng

    This page truly has all of the information I wanted about this subject and didn’t know who to ask.

  5. 09/08/2017 lúc 5:09:sáng

    Yes! Finally something about wikihuongdan.com.

  1. 22/08/2011 lúc 7:42:chiều
  2. 22/08/2011 lúc 8:02:chiều
  3. 22/08/2011 lúc 8:24:chiều
  4. 22/08/2011 lúc 10:00:chiều
  5. 23/08/2011 lúc 2:50:chiều

Gửi phản hồi cho wiki huong dan Hủy trả lời