Lưu trữ

Archive for 01/08/2011

TƯỞNG NIỆM TỬ SĨ CŨNG ĐỘC QUYỀN

Bài đã đăng báo Người Việt

Chuyện chỉ có ở Việt Nam:

Bà Huỳnh thị Sinh (giữa) (quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng HQ 10 của VNCH hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa ngày 18/1/1974) tham dự buổi lễ tưởng niệm các người lính đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước ở Hoàng Sa và Trường Sa. (Hình: blog Ba Sàm)

Chính phủ VNCH dùng chữ “Tổ quốc ghi ơn,” chính phủ CSVN dùng chữ “Tổ quốc ghi công.” Chữ “ghi ơn” thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng của người thọ ơn đối với ân nhân của mình, cụ thể là các tử sĩ trận vong, đúng với truyền thống đạo lý người Việt: “Ân trọng như núi.” Chữ “ghi công” có nghĩa là anh có công thì tôi ghi nhận và… để đó. Chữ “ghi công” đọc lên khiến người đọc không khỏi liên tưởng đến hành động “chấm công” trong các hợp tác xã, cơ quan, đơn vị… trong đó, người “ghi công” ở tư thế người trên có quyền hành ban phát (Chủ nhiệm HTX, thủ trưởng cơ quan, ông chủ công ty) đối với kẻ có “công,” coi kẻ có công là cấp dưới, thuộc hạ của mình. Nó khiến người đọc (là tôi) không tránh khỏi ác cảm vì thái độ xấc xược của bọn “ghi công,” khi mà người ta hy sinh cả tính mạng, hạnh phúc bản thân và gia đình họ nhưng chỉ có “công” mà thôi.

Tưởng Việt Nam lâu nay chỉ có “đảng ta” và “nhà nước ta” độc quyền biểu tình, dân chỉ được “bỉu tình” theo chỉ đạo của đảng và nhà nước. Nay ở Việt Nam lại có thêm việc tưởng niệm chiến sĩ trận vong vì tổ quốc cũng bị “đảng ta” và “nhà nước ta” độc quyền tưởng niệm, và càng lố bịch hơn khi “nhà nước ta” ngang nhiên tước đoạt quyền tưởng niệm của người dân.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Chuyện của tôi

ĂN BÔNG BÍ THỜI… MA QUỶ

Bài đã đăng Tuần  báo Trẻ (Texas, USA)

Bây giờ ở các chợ bông bí không bán bó nữa, mà tính ký lô. Đừng tưởng bó hay ký thì có thể cầm trên tay ước lượng được giống như nhau, có mua về rồi mới biết họ bán cuống bông chớ không phải bán bông, còn người mua bông phải trả tiền cuống “oan mạng” rồi xách về bỏ vô thùng rác. Thay vì hái khi bông còn búp, thì họ lấy dây lác ngâm nước cho mềm, xé nhỏ ra cột sơ sơ quanh cái bông cho bông không thể nở xòe ra được, để bông lớn cho thiệt già, cái cuống cho thiệt bự, cuống nào cuống nấy mập như chiếc đũa, dài hơn một gang tay. Lúc đó họ mới cắt bông đem bán cân ký lô. Mua một ký bông giá 18 ngàn đồng, đem về bỏ hết phần cuống còn lại có 300 gram bông là ăn được, vứt bỏ hết 700 gram, tính ra một ký bông bí giá đến 60 ngàn đồng mà bông không ngon. Cho nên, bông bí bán ngoài chợ hiện nay đừng hòng tìm thấy loại bông búp mướt rượt với đài bông dài phủ đầy lông tơ, mà chỉ toàn loại bông già đài bông đã chuyển sang màu trắng xanh, còn những tua nhỏ quanh đài bông co nhỏ lại lơ thơ, ủ rũ.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tản mạn

CÀ RI CÁ ĐUỐI

Bài đã đăng Tuần báo Trẻ (Texas, USA)

Ngon nhất là cá đuối xào cà ri. Cá đuối sau khi sơ chế như trên thì ướp bột cà ri, bột ớt khô, đường, muối, bột ngọt, tiêu, hành… xốc cho đều, ai thích ăn cay nhiều thì cho ớt nhiều vô, rồi để chừng 15 phút cho cá thấm gia vị. Hồi trước, xứ tôi có ông người Ấn quanh năm suốt tháng quấn xà rông ngồi ngoài chợ bán cà ri tươi, kêu là ông Chà (Chà là Ấn Độ), nên cũng kêu cà ri ông bán thành tên luôn là cà ri ông Chà. Khách mua thì ông mới lấy lá, hột cà ri bỏ vô cối giã rồi bán cho khách, mua bao nhiêu giã bấy nhiêu, không giã sẵn. Cà ri ông Chà ướp thịt, cá nấu bốc mùi thơm điếc mũi, vị ngon khó tả. Còn cà ri bột người khác bán thường trộn nhiều bột nghệ (hay bột gì khác chẳng biết) bán lời nhiều, mùi vị không ngon bằng cà ri ông Chà. Bây giờ, ông Chà đã “lên bàn thờ ngồi chơi” lâu rồi, con gái ông Chà nối nghiệp cha tiếp tục bán cà ri ở chợ Bạc Liêu, nhưng cô này không mặc xà rông như ông Chà ngày trước.

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Tản mạn