Trang chủ > Sự kiện và Bình luận > KHÔNG NƠI BẤU VÍU

KHÔNG NƠI BẤU VÍU

Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

Hình chụp video clip nữ sinh đánh nhau tung lên mạng internet

Thời buổi bây giờ, thông tin tràn đầy trên internet, mà học sinh là đối tượng có thời lượng tiếp xúc với mạng nhiều nhất. Cứ hết tin vụ bạo lực bắt người trái phép này đến vụ bắt người trái phép, cướp đất cướp đai khác xảy ra liên tục mà thủ phạm lại được bảo kê nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật. Cái lý của kẻ mạnh, của số đông, của súng ống, của dùi cui… lấn át, chà đạp lên công lý và luật pháp.  “Thượng bất chính, hạ tất loạn”, con trẻ bơ vơ như chiếc bấc giữa dòng, biết bấu víu vào ai, biết tin vào ai khi mà cái học ở trường người lớn dạy thì khác, thực tế lại khác, bảo sao con trẻ không tôn thờ bạo lực, coi bạo lực là cứu cánh của mọi vấn đề?

Những người lớn đáng kính đừng trách con trẻ tại sao chúng ngày càng hung hãn, dùng bạo lực trái phép để chứng tỏ mình, trong khi thế giới người lớn có quá nhiều bất công đầy dẫy, có quá nhiều bạo lực xấu xa, đã làm cho trẻ không nơi bám víu.

Không hiểu sao thời gian gần đây, mỗi lần bắt đầu một bài viết, cho dù là chủ đề gì, phần lớn tôi đều mở bài bằng câu “hồi nhỏ”, có lẽ cái “hồi nhỏ”, cái quá khứ gắn chặt quá nhiều với văn hóa, với sách vở, với nền giáo dục gia đình đã có trước ngày 30/4/1975 nó chuyên chở nhiều kỷ niệm ngọt ngào, tươi đẹp, êm ái, nên bây giờ cứ thấy con người trong xã hội Việt Nam xã hội chủ nghĩa liên tục xuất hiện những hành vi bạo lực, dã man, vô văn hóa… ngày càng “trẻ hóa” thì tôi lại ngao ngán đem so sánh với thời trước, riết rồi thành thói quen chăng?

Nhưng thôi, tôi phải trở lại cái “hồi nhỏ” của tôi cho quý vị nghe kẻo lạc đề. Hồi nhỏ, bọn học trò con nít chúng tôi cũng giống như bao thế hệ “nhãi ranh” khác ở Việt Nam, nghĩa là luôn nối tiếp cái “truyền thống bất khuất” được “lịch sử dân tộc” ghi nhận là “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Tuy nhiên, con nít thời đó phá phách bằng những trò rất dễ thương. Trên bờ thì rình mò trèo cây trộm trái, cây trái trong vườn quanh xóm chưa kịp chín thì đã “biến mất” rồi, cách vài ba ngày lại nghe tiếng hàng xóm réo chửi ầm ĩ: “Mồ tổ cha thằng nào con nào không biết dạy con để nó phá làng phá xóm. Cây trái tao trồng trong vườn nhà tao mắc mớ tiên tổ cha bây hay sao mà chưa kịp chín bây đã lặt sạch sẽ, v.v… và v.v…”. Dưới nước thì chịu khó bơi núp theo mấy cái xuồng tam bản chở ba khía, chở trái cây (nói chung là thứ gì ăn được) canh me hễ chủ xuồng hớ hênh thì thò tay lên xuồng lôi hàng hóa của họ bán xuống sông kéo đi chổ khác xúm lại ăn. Chủ xuồng xứ xa chèo xuồng đến bán hàng, có biết cái quân ngũ “ăm trộm” đó là đứa nào mà “mắng vốn”. Đó là nói “bọn trộm” vô danh, còn “bọn trộm” nào xui xẻo bị “bắt quả tang”, chỉ cần nghe dọa: “Tao vô trường học méc cô giáo (hoặc thầy giáo) mày” là “bọn trộm” sợ xanh mặt, khóc òa lên hù hụ. Chẳng phải khi bị người ta méc thầy, cô thì sợ thầy cô nọc ra đánh đòn nên khóc, mà sợ ai cũng biết mình đã trót làm cái chuyện vô giáo dục thì mắc cỡ hết dám vác mặt ra đường đi đâu hết.

Không những vậy, cha mẹ ở nhà, con cái có lỗi rầy la nó không nghe, thì cha mẹ cũng dọa: “Tao méc thầy (cô) mày là mày chết”, làm “tên tội phạm” sợ còn hơn vác roi đánh nó. Ở trong trường, học trò lớp này đánh nhau với học trò lớp kia, tức khắc tụi nó chạy đi kêu thầy, cô méc liền. Có cảm giác như cái thời đó, thầy cô giáo ngoài việc dạy chữ, dạy làm người cho học trò, còn kiêm luôn công việc của “quan tòa” con nít. Học trò mà đi đánh nhau, bị thầy cô la rầy, phê bình trước bạn bè thì “quê độ” vô cùng.

Bây giờ, không ai dọa con nít bằng câu đi méc thầy cô giáo nó, cũng không đứa học trò nào giải quyết mâu thuẫn với bạn bằng cách méc thầy cô phân xử, mà chỉ cần không vừa lòng với nhau một chút là đánh nhau, thậm chí bạn không làm lỗi gì với mình cả, nhưng thấy “nó ngứa mắt” thì xúm lại đánh cho bỏ ghét.

Báo Tuổi Trẻ ngày 21/2/2011 cho hay: “Ngày 20-2, trên một số trang mạng đã xuất hiện một đoạn phim dài 8 phút ghi lại cảnh một bạn gái khoảng 12-13 tuổi bị một nhóm nữ sinh cùng độ tuổi đánh hội đồng trên một bãi biển.

Hình ảnh trong đoạn phim cho thấy một nữ sinh mặc đồng phục với áo khoác màu nâu lên gối, bay đạp vào bụng hết sức dã man một nữ sinh mặc đồ bộ màu trắng.

Tham gia bao vây đánh hội đồng và hô hào cổ vũ còn có nhiều nữ sinh mặc áo đồng phục khác. Đoạn phim này được người trong nhóm ra tay đánh chủ động ghi lại bằng điện thoại di động”.

Trước tết Tân Mão, báo Tuổi Trẻ cũng có loạt bài về bạo lực học đường mà cả thủ phạm lẫn nạn nhân đều rất nhỏ tuổi. Nhiều ý kiến đóng góp, nhiều cuộc tọa đàm đi tìm nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn nạn bạo lực học đường đã được các “người lớn đáng kính” tổ chức, nhưng bạo lực vẫn tiếp diễn, video clip nữ sinh đánh bạn hội đồng được tung lên mạng hình ảnh bạo lực ngày càng dã man, côn đồ hơn.

Ngày 24/2/2011, báo Lao Động đăng tin cô giáo Lý Thị Thu Sương (giáo viên trường THPT Tôn Đức Thắng, xã Hộ Hải, H.Ninh Hải, Ninh Thuận) bị một học sinh lớp 11 đánh gãy sống mũi phải nhập viện. Lý do học sinh này đánh cô là để “trả thù” bị cô giáo nhắc nhở vì làm bài kiểm tra không nghiêm túc. Học sinh này là con ông Phó trưởng Công an xã Tân Hải, huyện Ninh Hải.

Người xưa có câu: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính” là muốn nói rằng bản tính con người như thế nào tùy thuộc vào sự giáo dục bên ngoài và môi trường xung quanh chớ không hề có chút “di truyền” hay “huyết thống” gì ráo, một ông Khổng tử vẫn có thể có con là đại tặc Hoàng Sào như thường, hay gian hùng cỡ Tào Tháo vẫn đẻ ra thi sĩ Tào Thực đạo đức ngon ơ.

Hành vi của con trẻ là quá trình bắt chước cách ứng xử của người lớn xung quanh mình. Tôi có người quen hai vợ chồng đều có tư tưởng “mê tín ngoại”, cái gì cũng phải ngoại nhập mới tốt, còn hàng Việt thì chê rậm rề. Có đứa biết như vậy, nên nó lừa bán cái laptop ngoại nhập cũ xì (thời điểm Việt Nam mới có laptop), màn hình tối thui đọc chữ hết nổi, cấu hình tệ “đệ nhất thiên hạ chậm”, nhưng vợ chồng nhà đó thà mua cái laptop ngoại tối thui đó chớ nhất định không mua máy tính Việt Nam lắp ráp dù tiền mua laptop đủ mua 2 máy để bàn cực xịn. Người quen đến nhà chơi, vợ chồng đều khoe: “Con tôi chỉ ăn đồ ngoại nhập mua ở siêu thị, hàng Việt Nam đưa nó là nó không ăn”. Kết quả, hai đứa trẻ trong nhà cũng có tánh “khinh khỉnh” giống y như cha mẹ, thấy hàng xóm hay bạn bè nhà nghèo không xài đồ ngoại, không ăn đồ ngon thì bĩu môi dài cả thước.

Vì sao con trẻ hôm nay cứ hở chút là dùng bạo lực, hở chút là đánh nhau, hở chút là dùng dao xử nhau đến nằm viện, thậm chí chết? Hầu như tất cả các vụ bạo lực học đường mà báo chí thông tin không có vụ nào khi xảy ra mâu thuẫn trẻ nhờ đến người lớn, thầy cô giáo giải quyết mà lại tin và dùng biện pháp “Lấy đông hiếp ít, lấy thịt đè người”?

Thời buổi bây giờ, thông tin tràn đầy trên internet, mà học sinh là đối tượng có thời lượng tiếp xúc với mạng nhiều nhất. Cứ hết tin vụ bạo lực bắt người trái phép này đến vụ bắt người trái phép, cướp đất cướp đai khác xảy ra liên tục mà thủ phạm lại được bảo kê nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật. Cái lý của kẻ mạnh, của số đông, của súng ống, của dùi cui… lấn át, chà đạp lên công lý và luật pháp.  “Thượng bất chính, hạ tất loạn”, con trẻ bơ vơ như chiếc bấc giữa dòng, biết bấu víu vào ai, biết tin vào ai khi mà cái học ở trường người lớn dạy thì khác, thực tế lại khác, bảo sao con trẻ không tôn thờ bạo lực, coi bạo lực là cứu cánh của mọi vấn đề?

Những người lớn đáng kính đừng trách con trẻ tại sao chúng ngày càng hung hãn, dùng bạo lực trái phép để chứng tỏ mình, trong khi thế giới người lớn có quá nhiều bất công đầy dẫy, có quá nhiều bạo lực xấu xa, đã làm cho trẻ không nơi bám víu.

Tạ Phong Tần

 

  1. 14/03/2011 lúc 10:09:chiều

    Trước tiên, chúng ta phải xem lại nhân cách sống hiện tại của người lớn của chúng ta. Xã hội đầy rẫy bất công, người lớn chúng ta bây giờ đã quen thuộc với lối sống thực dụng, ỷ mạnh hiếp yếu, cung cách xử thế giữa con người với nhau chủ yếu bằng bịp bợm, dối trá đã trở thành thói quen. Từ đó, bọn con trẻ chúng sẽ nhìn vào cách sống, môi trường xã hội chung quanh mà bắt chước, lại nữa ngày xưa chúng ta đi học hồi còn nhỏ đều được thấy cô giáo dục tử tế, cộng thêm cung cách sinh hoạt trong gia đình đều theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nội cái chuyện nhỏ đi thưa, về trình cũng tạo cho con người biết sống lịch sự, lễ phép với người trên. Ra đường gặp đám tang cũng phải ngã mũ, đi bất cứ nơi đâu nghe quốc ca cũng nghiêm trang kính cẩn v.v… Ra những nơi công cộng biết nhường chỗ cho những người già, khuyết tật. Học sinh tiểu học hồi xưa ít thấy phì phèo thuốc lá, còn bây giờ có đứa còn mời thuốc lá cho cả ông thấy! Ăn nói thì văng tục ấm ĩ. Hậu quả bạo lực trong giới học sinh hiện nay tất cả đều do người lớn. Trồng cây gì thì ra quả đó. Nói chung, chúng ta phải xem lại nhân cách của người lớn chúng ta. Còn chuyện bây giờ ở nhà trường cũng nêu khẩu hiệu “TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN” chỉ là khẩu hiệu treo chơi thôi chứ học cái gì? Trong khi cung cách sống của giáo viên thiếu hẳn mô phạm đạo đức thì làm sao đám trẻ nó bắt chước được?
    Câu” VÌ LỢI ÍCH MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY – VÌ LỢI ÍCH TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI” bây giờ nó chình ình trước mắt mọi người rồi đó thôi. Chứ trẻ con bọn chúng đâu có tội tình gì? Chúng chỉ bắt chước những gì đập vào mắt chúng mà thôi!

  2. chumkhechat
    15/03/2011 lúc 3:00:sáng

  3. 15/03/2011 lúc 6:24:chiều

    Đoạn nhac introduction đã mở màn. Khúc giao hưởng hoành tráng đang làm say lòng người và làm cho bè lũ cộng sản Ba Đình Hà Nội choáng váng. Sau sự kiện một thằng trung tá công an việt cộng cùng một đám dân phòng du côn dùng dùi cui đánh người dân đến chết. Xem xong đoạn video clip chúng ta cũng cảm thấy vơi bớt đi nỗi uất ức tủi hờn do bọn cộng sản gây ra. Rất cám ơn những bạn nữ thiếu niên đã thực hiện đoạn video clip này, củng rất cám ơn bạn chumkhechat đã công bố những hình ảnh để toàn thế giới và những người miền nam xa xôi biết vế những sự kiện vừa qua. Tiên sư chúng nó, chúng nó sẽ đền tội trong một ngày gần đây!

  4. 16/03/2011 lúc 9:35:chiều

    day la su that o vn
    lung danh bon be nam chau da vang
    bon nghin nam van hien kheo be bang!..
    mo pham hoc duong nao ai tha^’y
    tu chuong la ma^’y cuo^.n phim heo!
    …si tu dam ba dua bui doi
    hoc thi luoi mai miet choi
    gai nu sinh ga mai da toi boi
    tung hinh len mang ,vu,mong phoi
    chua xot thay cho nhung manh doi
    tre tho bao ac theo viet cong
    day la van hoa lu sai lang!!!

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: