Lưu trữ
TA ĂN TẾT TÂY
Bài đã đăng Tuần báo Trẻ (Texas, USA)
Tôi không muốn đề cập đến những hoạt động chuẩn bị rộn ràng từ ngày đầu tháng 11 cho đến hết Tết Nguyên Đán ở trung tâm thành phố, nơi mà hiếm khi người dân lao động ít tiền có may mắn đến thưởng thức thú vui. Khi mà mỗi ngày công lao động có 55 ngàn đồng, còn một tô phở 24 ngày nào quảng cáo giá 24 ngàn/tô ầm ầm trên ti vi, báo chí nay đã lên giá đến 42 ngàn, 50 ngàn. Giá xem kịch, ca nhạc, cải lương hàng VIP (có ngôi sao) từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu/vé. Hạng vé cá kèo cũng 200 ngàn đồng/vé. Mà đi xem hát thì phải có bạn có bè, hoặc dẫn theo người nhà thì mới thấy vui, chớ ai lại đi xem hát một mình bao giờ. Nên giá này người bình dân thật sự không kham nổi. Coi ở mấy sân khấu ngoài trời không có ghế ngồi, âm thanh tiếng được tiếng mất, chỗ đứng xa lắc xa lơ toàn… thấy đầu người khác chớ khó thấy được diễn viên, nghệ sĩ trên sân khấu. Thà không xem còn hơn, xem đã tốn tiền còn mang thêm bệnh tức. Nhiều lắm là cả nhà anh xe ôm, anh thợ hồ, chị chủ quán cơm bình dân, cô chủ quán cà phê,… kéo cả nhà đi xem người ta treo đèn kết hoa chuẩn bị cho tết Nguyên Đán ở các con đường lớn trung tâm Sài Gòn, mua mỗi người một cây kem cầm tay ăn giá 10 ngàn/cây là hết chiện.
DÂN NGHIỆP DƯ LÀM PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
Xem chơi
Tại hạ “tốt nghiệp” khóa này ngày 19/12/2010.
PHẬN DÂN LÀ NGẬM BỒ HÒN
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)
Điều lạ (chỉ có ở Việt Nam) là những nơi tuy không hề có biển cấm quay phim chụp ảnh nhưng hễ có “cán bộ ta” đứng (ngồi, làm việc) ngó bộ nó lại trở thành “bí mật quốc gia” bất khả xâm phạm, cho nên hậu quả là 3 người nói trên đã bị bắt giữ người và phương tiện, lại còn bị vu cho có ý định dùng rìu tấn công “người thi hành công vụ”. Có một điểm đáng chú ý là không phải ai trong ngành công an cũng có đủ thẩm quyền ngay lập tức điều động được “đa lực lượng” như vậy trong thời gian vài phút có mặt ngay hiện trường để thộp cổ ba kẻ to gan dám “quay phin” Công an ở đây (có lẽ thường làm việc xấu nên sợ bị cho lên mạng, việc tốt thì tha hồ mà quay để quảng cáo cho “quân ta” ấy chứ).
BÁO VIỆT NAM: NOEL KHÔNG CÓ THIÊN CHÚA
Bài đã đăng báo Người Việt
Trong tất cả những bài báo có nội dung viết về lễ Noel không có bài nào chứa cụm từ “Thiên chúa’, “Chúa Hài đồng”, “Giê-su”, nói gì đến tên “Giu-se” hay “Maria”. Thật không có gì bi hài hơn khi viết bài về lễ Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta) nhưng lại không có Thiên chúa trong bài báo.
Linh mục Phêrô Nguyễn Quang Duy – Chánh xứ Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp (nhà thờ Kỳ Đồng) cho biết Ngài lấy làm buồn khi thấy Noel không còn nét riêng mà dần dần trở thành một kiểu lễ hội bình thường như tất cả những lễ hội đang được tổ chức rầm rộ ngày một nhiều ở Việt Nam. Người ta lợi dụng lễ Giáng sinh như một cái cớ để lao vào để ăn chơi, để hưởng thụ, để kinh doanh, rồi sau đó, không ít thiếu nữ trẻ đã phải vào bệnh viện giải quyết cái thai ngoài ý muốn – kết quả của “một chút kỷ niệm đêm Noel năm ngoái”.
NOEL VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA VIỆT NAM
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)
Chúa Hài đồng của người Việt Nam giờ đây không phải chỉ giáng sinh trong hang đá lạnh lẽo, mà có thể sinh ra trong một căn nhà tranh rách nát với hai đấng phụ mẫu ăn mặc theo kiểu gia đình nhà nho miền Bắc thời xưa, trong một căn nhà thô sơ xây bằng gạch mộc ở nông thôn miền Nam, trong một ngôi nhà sàn ở Tây Nguyên, hoặc nơi giáng sinh mang đạc điểm của tất cả các vùng miền cả nước như: áo bà ba với khăn rằn (trang phục của thánh Giu-se), áo tứ thân (mẹ Maria), bờ tre, mái đình, những con chó nhà xinh xắn nằm bên giếng nước (kiểu miền Bắc) rất dễ thương. Một kiểu thiết kế mới khác là Chúa giáng sinh trên một chiếc bè đang trôi trên dòng sông, được che chắn tạm bợ phần mái bằng một mảnh vải nhựa, mô hình phía sau cho thấy hình ảnh một đô thị xa hoa với nhà cao tầng, dọc bờ sông là vài căn nhà nhỏ lợp lá lụp xụp. Hình ảnh này gợi cho người xem nhớ ngay đến những khu dân cư ổ chuột chen chúc ở Sài Gòn, nơi có những con kênh nước đen bốc mùi hôi thối.