Trang chủ > Chuyện vỉa hè > SỰ NGẠO MẠN CỦA QUYỀN VÀ TIỀN

SỰ NGẠO MẠN CỦA QUYỀN VÀ TIỀN

Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

Ôi trời, trên đời này có ai còn lòng tự trọng mà khi bị “sỉ nhục” xong rồi chấp nhận đi “karaoke” với người sỉ nhục mình để “hết nhục” và vui phơi phới trở lại hay không, nhất là với những con người được coi là “trí thức”? Vì 14,5 triệu đồng (chưa khấu trừ thời gian sử dụng) mà cố tình “sỉ nhục” 21 con người, sau đó không một lời xin lỗi mà tiếp tục quăng tiền ra “một bữa hát karaoke…” (hổng biết những cán bộ đó có ai còn hát nổi hay không?). Rồi bà Giám đốc Trung tâm còn đem lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội ra “nhát ma” với lý do “lãnh đạo sở đồng ý làm rõ vụ việc”. Chẳng biết cái sự “đồng ý” này là “đồng ý” như thế nào? Đồng ý “sỉ nhục tập thể” cấp dưới, những người ngày thường vẫn gọi là “đồng chí” chăng? Không thể nói cách hành xử sỉ nhục cấp dưới của bà Giám đốc Trung tâm là hành vi của một người bình thường, mà chỉ có thể gọi là sự ngạo mạn của quyền và tiền mà thôi.

Từ năm 1999, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam phát động rầm rộ phong trào học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh” cho toàn thể đảng viên, cán bộ công chức và sinh viên các trường Đại học trong cả nước. Sau hơn 10 năm thấm nhuần “tư tưởng của Bác”, ngày 14/4/2010 bà Nguyễn Thị Mai Anh từ Phó Giám đốc Trung tâm XTTM được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thăng chức Giám đốc Trung tâm.

Thông báo chữ ký Giám đốc Nguyễn Thị Mai Anh

Vừa đọc bản tin mới nhất của báo Người Lao Động ngày 17/9/2010 mà không khỏi giật mình. Xin trích nguyên văn như sau:

“Chỉ vì giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương TP Hà Nội) mất chiếc điện thoại iPhone, 21/23 nhân viên của trung tâm này phải trả lời hàng loạt câu hỏi của công an. Một nhân viên (xin giấu tên) của Trung tâm Xúc tiến thương mại kể lại: Vào trưa 13-9, bà Nguyễn Thị Mai Anh, giám đốc trung tâm, thông báo vừa bị mất điện thoại”.

Trong bài báo, tác giả Nguyễn Quyết đã dùng từ “nhân viên” để chỉ những người đang làm việc trong Trung tâm Xúc tiến thương mại (sau đây gọi tắt là Trung tâm). Theo tôi, tác giả đã dùng từ chưa chính xác, phải gọi họ “cán bộ” mới đúng vì Trung tâm (thuộc Sở Công thương thành phố Hà Nội) cũng là cơ quan nhà nước. Trong các cuộc họp cơ quan còn bắt buộc phải gọi là “đồng chí” nữa cơ! Từ “nhân viên” chỉ dùng trong các doanh nghiệp tư nhân mà thôi. Tôi dám khẳng định rằng bà Nguyễn Thị Mai Anh là một đảng viên đảng cộng sản giữ chức vụ lãnh đạo, bởi lẽ trong chế độ độc đảng cầm quyền này, không ai giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước mà không phải đảng viên. Trong các cơ quan nghiên cứu khoa học đôi lúc vì “kẹt phé” quá, người ta cũng cho một nhà khoa học “chân trắng” giữ chức lãnh đạo nhưng mà là chuyện hy hữu, hiếm có lắm.

Mất của thì báo Công an là bình thường, chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu sau đó bà Giám đốc Mai Anh không “cùng với một người đàn ông tự xưng là công an” gọi từng cán bộ trong Trung tâm để người đàn ông lạ nọ lấy lời khai, lăn tay. “Có người tự xưng là công an nhưng không mặc cảnh phục, không xuất trình giấy tờ cần thiết lại buộc chúng tôi khai địa chỉ nhà, thông tin cơ bản về cá nhân, có tiền án, tiền sự gì không, có khẳng định là không ăn trộm chiếc điện thoại của giám đốc và có vào phòng của giám đốc hay không” – một cán bộ Trung tâm bức xúc kể lại.

Chuyện vô lý ở chổ công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đều phải có giấy Chứng Minh Nhân Dân. Cán bộ khi vào làm việc ở Trung tâm tất nhiên sẽ có bộ hồ sơ xin việc trong đó gồm mấy loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu được là bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương, đơn xin việc, các loại bằng cấp cá nhân, bản sao giấy CMND. Nếu xác định được vân tay của “ai đó” vào phòng bà Giám đốc lấy điện thoại thì cơ quan Công an chỉ cần gởi mẫu vân tay thu được sang bộ phận tàng thư chứng minh nhân dân kèm theo số CMND của đối tượng nghi vấn yêu cầu đối chiếu là xong, đâu cần phải làm động tác “lấy vân tay” đến 21 người.

Càng không phải khai báo gì về “địa chỉ nhà, thông tin cơ bản về cá nhân, có tiền án, tiền sự”vì tất cả đều có sẳn ở bộ phận tổ chức Trung tâm, Văn phòng Sở Công Thương và Sở Nội vụ Hà Nội (là những nơi có trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ).

Cho nên, trong công tác điều tra không cần thiết phải làm cái việc thừa là “lấy dấu vân tay” và “ghi lý lịch” cán bộ Trung tâm. Rõ ràng, đây chỉ là cái cớ để “làm bàn” cho câu hỏi chính là: “Tụi mày đứa nào ăn cắp điện thoại của tao?”. Vì vậy, cán bộ Trung búc xúc và cho rằng họ bị “sỉ nhục” là chính đáng.

Chưa xác định được người đàn ông lạ tự xưng là Công an có phải là Công an thật hay không, ông ta tên gì, công tác tại đơn vị nào, nhưng nếu không có sự tiếp tay và ra uy của bà Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thị Mai Anh thì chắc chắn người đàn ông lạ không thể làm được cái việc mà cán bộ Trung tâm gọi là “sỉ nhục” nhân phẩm con người này.

Bài báo viết tiếp: “Do bị nhiều nhân viên phản ứng, ngay sau đó, bà Mai Anh đã gửi email cho tất cả nhân viên, với nội dung: “Thật đáng tiếc, việc mất chiếc điện thoại của chị đã ít nhiều làm các em phải bận tâm. Tuy nhiên, trường hợp này có nhiều điều không bình thường vì xảy ra ngay trong phòng của chị. Vì vậy, chị nghĩ không nên quan tâm nhiều và đặc biệt không nên bàn tán. Để “giải đen” mất điện thoại, chị quyết định sẽ mời các em một bữa hát karaoke…”.

Bà Mai Anh cũng thừa nhận vụ mất điện thoại gây bất an cho người lao động trong cả sở, chứ không riêng gì trung tâm. Theo bà, chiếc iPhone 3G (bị mất) được bà mua với giá 14,5 triệu đồng.

“Tuy nhiên, giá trị chiếc iPhone không là gì cả. Quan trọng là tôi muốn làm rõ người trong hay ngoài trung tâm đã lấy cắp nó. Là người điều hành nên tôi muốn làm đến nơi đến chốn vụ việc. Giám đốc trung tâm còn bị mất thì người khác cũng dễ bị mất” – bà Mai Anh giải thích”.

Ôi trời, trên đời này có ai còn lòng tự trọng mà khi bị “sỉ nhục” xong rồi chấp nhận đi “karaoke” với người sỉ nhục mình để “hết nhục” và vui phơi phới trở lại hay không, nhất là với những con người được coi là “trí thức”? Vì 14,5 triệu đồng (chưa khấu trừ thời gian sử dụng) mà cố tình “sỉ nhục” 21 con người, sau đó không một lời xin lỗi mà tiếp tục quăng tiền ra “một bữa hát karaoke…” (hổng biết những cán bộ đó có ai còn hát nổi hay không?). Rồi bà Giám đốc Trung tâm còn đem lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội ra “nhát ma” với lý do “lãnh đạo sở đồng ý làm rõ vụ việc”. Chẳng biết cái sự “đồng ý” này là “đồng ý” như thế nào? Đồng ý “sỉ nhục tập thể” cấp dưới, những người ngày thường vẫn gọi là “đồng chí” chăng? Không thể nói cách hành xử sỉ nhục cấp dưới của bà Giám đốc Trung tâm là hành vi của một người bình thường, mà chỉ có thể gọi là sự ngạo mạn của quyền và tiền mà thôi.

Từ năm 1999, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam phát động rầm rộ phong trào học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh” cho toàn thể đảng viên, cán bộ công chức và sinh viên các trường Đại học trong cả nước. Sau hơn 10 năm thấm nhuần “tư tưởng của Bác”, ngày 14/4/2010 bà Nguyễn Thị Mai Anh từ Phó Giám đốc Trung tâm XTTM được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thăng chức Giám đốc Trung tâm.

Tạ Phong Tần


 

Chuyên mục:Chuyện vỉa hè
  1. Không có bình luận
  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: