Lưu trữ
“GẬY ÔNG” LẠI “ĐẬP LƯNG ÔNG” NỮA RỒI !
Chuyện cười
Trích một đoạn trên báo Tuổi Trẻ Cười ngày 29/08/2010:
“Sách “Đại Việt sử ký”, đoạn chép về Thánh Gióng, không một câu một chữ đao to búa lớn nói về trái tim, hay tấm lòng của Ngài. Hành động của Ngài vĩ đại ở sự giản dị, như việc đứng lên chống lại quân xâm lược đang giày xéo quê hương mình mà mỗi người dân đất Việt đều đã, đang, và sẽ làm. Bắt Ngài phải có một trái tim, dù người có ý tưởng quái thai này là người có tiền, và cũng có thể có tâm, chả khác làm cho Ngài lạc loài với cả trăm ngàn “đồng loại” khác.
Vả lại, chỉ vì có tiền mà người ta có thể kệch cỡm tới mức đúc nhét những quả tim, dù là vàng khối, vào những pho tượng thiêng liêng thì ai có thể dám chắc sẽ không có những ý tưởng khác. Chẳng hạn gắn thêm “tí nhau” để bà con biết pho tượng đó là nam, chứ không phải là nữ.”
NGÔI SAO XANH CỦA TÔI
Bài đã đăng Tuần báo Trẻ (Texas, USA)
Ngày nay, có được bao nhiêu đứa trẻ đến mùa Trung thu lại tự mình làm lấy lồng đèn? Chỉ cần cha mẹ có tiền là có đủ loại kiểu dáng lồng đèn, từ sản xuất trong nước đến những loại nhập khẩu từ nước ngoài, nhiều nhất là lồng đèn Trung Quốc chạy bằng pin, chói chang sắc đỏ và kêu ầm ĩ đến điếc cả tai. Đường phố ánh điện chói chang át cả ánh trăng rằm, át cả ánh sáng nhỏ bé từ những chiếc lồng đèn, tiếng xe cộ thì luôn ầm ĩ nên có lẽ lồng đèn Trung thu phải kêu to để gây sự chú ý: “Xem đây! Xem đây! Đây là lồng đèn Trung thu chớ hổng phải xe!”. Khi kinh tế xã hội phát triển nhưng các giá trị nhân văn không phát triển đồng bộ theo thì các giá trị truyền thống có vẻ như ngày càng mai một.
BẢN CHẤT CỦA LẠM THU
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)
Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo, ông Phạm Vũ Luận cho rằng: “Thu và không thu, nộp và không nộp về nguyên tắc là công việc thuộc cơ sở. Dư luận rất lên án việc này, nhưng về hành động của nhiều người lên án mạnh mẽ thì lại tiếp tay cho việc này. Cho nên, cần một nhận thức thống nhất, một hành động thống nhất chung của mọi chủ thể, trong đó có hành động của Bộ, có hành động của địa phương, có hành động của phụ huynh”. “Nguyên nhân của lạm thu tiền trường là do tài chính chưa minh bạch, công khai, trong khi đó quy định lại chưa cụ thể”. Xem ra, Tân Bộ trưởng đang “đá quả bóng” trách nhiệm về phía phụ huynh học sinh và “đổ thừa hoàn cảnh” do thiếu tiền. Có lẽ ông Phạm Vũ Luận không được đi học vào bối cảnh thời trước nên không biết rằng hồi trước học trò đi học đâu có cần máy điều hòa, quạt điện, máy chiếu… trong lớp, mà vẫn đào tạo được một lớp nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, học giả uyên bác.
CHUYỆN ÔNG THỌ
Sau đó, ông Thọ liên tục có những cái “note” giựt gân về việc ông Thọ dự định “đốt thẻ đảng”, ông Thọ bị khóa 3,5 triệu đồng tiền lương “còm cõi” trong thẻ ATM của mình, ông Thọ bị đe dọa “xâm hại” đến 2 thằng con trai yêu quý, ông Thọ bị những kẻ giấu mặt “đánh hội đồng” với kiểu “nói lấy được” trên Dân Luận, âm mưu tống ông Thọ vào nhà thương điên… Tuy vẫn giữ tính cách giễu cợt “Thọ sợ các ông lắm”, nhưng ông Thọ đã bắt đầu “nổi nóng”, ông dùng những từ ngữ “không Tiến sĩ chút nào” để gọi những kẻ đang “chơi bẩn” ông; nào là: “giáo sỹ Mác- Lê”, “chúng”, “bố già” (tức mafia), “bọn chó Mác – Lê”, “vặt lông cừu”, “cái chuồng”… tuôn ra ào ào. Thế này thì cái chữ “sợ” nói trên của ông Thọ chỉ là “sợ” đểu, chẳng khác nào cười vào mặt những trò bỉ ổi, thấp hèn.
NGHỊCH LÝ ĐÁNG SỢ
Bài đã đăng báo Người Việt
Ai chẳng biết làm kinh tế kiểu “vay nợ để trả nợ” là kiểu làm kinh tế chết người, như con rắn tự cắn vào cái đuôi của mình. Xã hội Việt Nam ngày nay đã có không ít người mất nhà, mất đất chỉ vì “vay nợ mới trả nợ cũ”, số lãi càng ngày càng to dần, dẫn đến số nợ ngày càng lớn dần rồi “không có khả năng thanh toán”, “mất khả năng chi trả”. Thế nhưng, để cố giữ cho được cái gọi là “mô hình kinh tế XHCN” với “thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” nhằm chứng minh rằng “thời kỳ quá độ XHCN” vẫn đang tồn tại ở Việt Nam mà Chính phủ Việt Nam sẳn sàng “vay nợ mới (trái phiếu quốc tế năm 2010) trả nợ cũ (Vinashin)”.