Trang chủ > Khoa học pháp lý > ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

February 01, 2008

Nếu quá thời hiệu này thì không có quyền ra quyết định xử phạt hành chính. Nếu kéo dài thời hạn ra quyết định xử phạt, cơ quan ban hành quyết định hành chính phải có nhiệm vụ chứng minh sự “phức tạp” của vụ việc.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định xử phạt có quyền khiếu nại đến cơ quan ra quyết định trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày được triển khai quyết định xử phạt. Nếu vẫn chưa đồng ý thì có quyền khởi kiện ra Tòa án theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính


Điều 245 Bộ Luật Hình Sự quy định về “Tội gây rối trật tự công cộng” như sau:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Định nghĩa:

Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. TTCC là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận; tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi. ( Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam )

Như vậy, tội danh này có ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ như sau:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. (Điều 12 BLHS)

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng qui định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 13 BLHS)

.

Khách thể của tội phạm:

Tội gây rối trật tự công cộng (sau đây viết tắt là GRTTCC) xâm hại trực tiếp đến trật tự chung, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng, có trường hợp GRTTCC còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi GRTTCC được mô tả trong điều luật là hành vi của người có lời nói, cử chỉ tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng tỏ ra coi thường trật tự chung, gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy, hành hung người khác (nhưng không gây thương tích, nếu đã gây thương tích thì đó là tội khác), gây lộn xộn ở nơi công viên, rạp hát, vườn hoa, quảng trường, v.v… Những hành vi sỉ nhục, đánh gây thương tích nhẹ, và các hành vi tương tự khác thực hiện trong gia đình, trong nhà ở, đối với bà con, họ hàng, v.v… chỉ có thể coi là GRTTCC trong những trườn hợp hành vi đó đã ảnh hưởng đến trật tự chung.

a) GRTTCC có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách thường biểu hiện ở việc dùng súng, dao găm, lưỡi lê… hoặc phá phách như: xô đẩy cửa, bàn ghế, các vật dụng khác ở các cửa hàng , cửa hiệu, trong công viên, rạp hát, v.v… Nếu hành vi này gây thiệt hại đến tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS).

Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội theo Điều 245 BLHS, không đòi hỏi hành vi đó phải gây ra hậu quả như:thiệt hại cho sức khỏe người khác hoặc làm hư hỏng tài sản.

b) Có tổ chức:

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, trong đó thể hiện rõ vai trò của người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. (Điều 20 BLHS)

c) “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu). (Điểm 5.2, Phần I, Nghị Quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội Đồng Thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao)

d) Xúi giục người khác gây rối: Là hành vi lôi kéo, kích động người khác gây rối biểu hiện ở việc người phạm tội vận động, tranh thủ, thuyết phục người khác gây rối cùng với mình; kích động biểu hiện ở việc khiêu gợi, thúc đẩy người khác gây rối.

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là việc người phạm tội đã chống người ngăn chặn hành vi gây rối như: đánh lại người đã góp ý, giải thích, can ngăn hoặc có hành động khác không cho người phạm tội gây rối để bảo vệ trật tự công cộng. Người can thiệp này có thể là bất kỳ ai. Nếu chống lại người đang làm nhiệm vụ bảo vệ TTCC thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 BLHS (Tội chống người thi hành công vụ).

e) Tái phạm nguy hiểm:

Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

– Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

– Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý. (Điều 49 BLHS).

Các tình tiết nêu trong các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 là tình tiết tăng nặng để định khung hình phạt.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện do cố ý.

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (Điều 6 BLHS)

Trường hợp muốn xử phạt vi phạm hành chính hành vi GRTTCC thì trước hết phải xác định được hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội GRTTCC theo Điều 245 BLHS,nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu không cấu thành thì không thể xử phạt.

Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định:

1. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

2. Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

3. Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hộinhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.

Điều 7 Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định “Hành vi vi phạm trật tự công cộng” như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay;

b) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

c) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tầu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

d) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Gọi điện thoại đến các số máy khẩn cấp để trêu đùa, chửi bới, đe doạ, quấy nhiễu, thử máy điện thoại hoặc nhằm các mục đích khác;

d) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

đ) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tầu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

e) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;

g) Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích cho người khác.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ;

b) Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ;

c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy… hoặc công cụ hỗ trợ;

d) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

đ) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

e) Tụ tập để cổ vũ, kích động đua ca nô, xuồng máy, tầu thuyền trái phép;

g) Gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

h) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

i) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

k) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác;

l) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

m) Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội;

n) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng;

o) Môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm a khoản 1; điểm đ khoản 2; điểm c khoản 3 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện.

Điều 56 Pháp lện xử lý vi phạm hành chính cũng quy định thời hiệu ra quyết định xử phạt hành chính như sau:

1. Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.

Nếu quá thời hiệu này thì không có quyền ra quyết định xử phạt hành chính. Nếu kéo dài thời hạn ra quyết định xử phạt, cơ quan ban hành quyết định hành chính phải có nhiệm vụ chứng minh sự “phức tạp” của vụ việc.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định xử phạt có quyền khiếu nại đến cơ quan ra quyết định trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày được triển khai quyết định xử phạt. Nếu vẫn chưa đồng ý thì có quyền khởi kiện ra Tòa án theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính :

Điều 2

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:

a) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

b) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

c) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

d) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Điều 11

Các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:

1. Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

2. Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;

5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;

6. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;

7. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước;

8. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;

9. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;

10. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế;

11. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất;

12. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;

13. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;

14. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;

15. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;

16. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;

17. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;

18. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

19. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;

20. Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

21. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

22. Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Tạ Phong Tần

Chuyên mục:Khoa học pháp lý
  1. 14/05/2011 lúc 9:51:sáng

    cn trai tôi có đi chung và tham gia vào gây rối mất trật tự.bên bị hại kiện và bắt bồi thường 15.000.000d để viết giấy bãi lại.
    theo tôi được biết thì người bị hại cũng không sao.nhưng bên bị cáo thì có cầm mã tấu đi.
    cho tôi hỏi bây giờ tôi có phải bồi thường không?

    • 16/05/2011 lúc 3:17:chiều

      Tôi không thể trả lời được khi thông tin bạn cho biết quá ít. Nếu bạn ở SG thì nên gặp tôi trực tiếp trình bày tôi mới tư vấn được.

  2. hồ phương hạnh
    31/05/2011 lúc 2:05:chiều

    Xin hãy tư vấn giúp tôi việc này:
    Đó là anh trai tôi có đi chơi chung với mấy anh chị gần nhà, lúc đầu rất vui vẻ nhưng sau khi đã nhậu xong thì mọi người có giỡn với nhau, chị đó cắn anh trai tôi chảy máu tay và anh tôi cắn lại, chị ta đau nên đánh anh tôi bằng miếng sành. Sau đó, do đau anh tôi đánh trả lại, hai bên đánh nhau thật bên chị đó gồm: chồng, em gái, mẹ và chị đó xúm đánh mình anh tôi. Chị đó không bị gì nhiều nhưng lại anh vạ, và lúc đó lấy xe anh tôi đang đi đập phá và đem nộp công an. Chị ta ra nộp xe cho công an và nói là anh trai tôi sàm sỡ chị ta, và nói anh tôi đánh chị đau đầu. Nhưng theo được biết thì chị ta không bị gì, nhưng anh tôi bị tét đầu, tay chân sưng vù vì bị cả nhà đánh. Do xe đó là anh tôi mượn của chị người yêu đi, sau khi xảy ra vụ việc bạn gái anh tôi có ra công an xin giải quyết để lấy xe ra đi làm nhưng công an nói phải chờ bên chị kia ra cùng giải quyết. Nhưng có vần đề tôi thắc mắc là thời hạn để giải quyết vụ việc là bao nhiêu ngày? vì theo lới chị kia nói thì chỉ nói khi nào hết đau đầu chỉ mới ra công an được, còn giờ chị ta không thích ra, như vậy sau khi làm bảng tường trình xong bên em phải chờ bên kia ra thi mới được giải quyết sao? Nếu chị đó không thích làm nưa để chán chê không thèm ra thì ben em phải làm sao? Có cách nào để bên em lấy xe ra trước trả cho chủ xe được không vì đó là phương tiện chị bạn gái anh tôi đi làm hằng ngày? Xin hãy tư vấn giúp tôi?

  3. 31/05/2011 lúc 2:40:chiều

    Chủ xe đến CA mà đòi lại xe, ko trả thì kiện lên cấp trên của nó. Xe cho mượn thì ko có quyền giữ. Nếu có thể được thì nên gặp tôi vào sáng chủ nhật tại nhà thờ Kỳ Đồng (38 Kỳ Đồng, quận 3) để tư vấn trực tiếp, tôi ít thời gian online ở đây.

  4. 31/05/2011 lúc 11:24:chiều

    em voi chi TAN mo van phong tu van mien phi di

  5. Lê Tuấn
    06/07/2015 lúc 10:45:sáng

    “Chủ xe đến CA mà đòi lại xe, ko trả thì kiện lên cấp trên của nó”. Ăn nói mất lịch sự như vậy thì là côn đồ du đãng chứ nhà báo tự do cái nỗi gì. Hẹn ra nhà thờ làm ăn nữa chứ “cò” chạy án hả???

  1. 13/10/2015 lúc 7:20:sáng

Gửi phản hồi cho Lê Tuấn Hủy trả lời