NHÀ NƯỚC SẼ QUẢN LÝ CẢ BLOG TRONG THỜI GIAN TỚI?
Cũng như trên báo LĐ viết, chủ nhân có thể đóng blog bất cứ lúc nào. Họ chỉ cần lập blog, post lên đó một loạt bài tuyên truyền, chống đối hay bôi nhọ vớ vẩn gì gì đó và comment lên tùm lum các blog khác rồi họ đóng blog đó bỏ luôn, đố ai tìm được chủ nhân cái blog đó là đứa quái nào.
Thực tế một lần nữa cho thấy “quan trí” vẫn còn lẹt đẹt chạy theo sau “dân trí” vậy.
November 27, 2006
Nhân sự việc cộng đồng bloggers đồng loạt phản đối một blog bôi xấu hình ảnh Hà Nội, trả lời phỏng vấn báo Lao Động ngày 25/11/2006 về vấn đề này, ông Vũ Xuân Thành (Chánh thanh tra Bộ VHTT) cho rằng: “Hiện nay, tất cả các văn bản pháp quy (Quyết định 71 của Bộ Công an, Quyết định 55, 56 của Bộ VHTT, Thông tư 02 liên bộ VHTT, BCVT và Công an…) đều có những điều khoản quy định về việc đưa thông tin lên mạng. Do vậy, trong trường hợp xuất hiện blog bẩn, gây tác động xấu trong đời sống xã hội thì vẫn có thể truy tìm được chủ nhân để xử lý theo pháp luật hiện hành”, “có thể trong tương lai, thực tế sẽ đòi hỏi phải có một chế tài cụ thể cho hình thức trao đổi trên mạng này”. Có nghĩa là trong tương lai, các nhà quản lý Việt Nam sẽ quản lý luôn cả blog như đã thực hiện quản lý với báo chí và các website trong nước khác.
Chuyện chủ nhân của web hay blog chịu trách nhiệm với thông tin mình đưa lên website, blog của mình không có gì lạ, chẳng những quy định ở các văn bản ông Vũ Xuân Thành vừa nêu, mà còn quy định cả trong Điều 266 BLHS hoặc Điều 88 BLHS về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (xin xem phân tích đặc điểm pháp lý của tội này trong bài “Như thế nào là khủng bố?” trong danh mục ở phần HIGHLIGHTED POSTS bên phải màn hình) nếu mức độ vi phạm đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự. Viết blog và đặt ở chế độ công cộng (Public) so với viết báo không có gì khác nhau về mặt trách nhiệm. Có khác là viết báo thì phải qua sự kiểm duyệt của Tòa soạn và Tổng Biên tập cùng người viết liên đới chịu trách nhiệm, còn viết blog thì tự mình chịu trách nhiệm một mình những gì mình viết ra.
Tuy nhiên, có một thực tế là lập blog không cần phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước như lập website hay báo chí điện tử. Người khổng lồ Gmail và Yahoo! cho đăng ký hộp thư điện tử tự do với bất cứ tên giả gì cũng được, miễn đừng trùng nhau, từ địa chỉ mail này người sử dụng có thể tự do làm blog cho mình một cách thoải mái.Hộp thư Gmail lập được blog còn “ngon” hơn Yahoo! và rất phổ biến với số người sử dụng rất đông ở châu Âu và Mỹ, nhưng ở Việt Nam ít người dùng nên blog Gmailkhông phổ biến lắm.
Yahoo!, Gmail máy chủ đặt ở Mỹ, do người Mỹ quản lý. Yahoo!, Gmail bảo đảm bí mật cá nhân cho người sử dụng, kể cả với chính quyền Mỹ và dân Mỹ. Yahoo không cung cấp mật khẩu cho bất cứ ai, còn Gmail thì cung cấp mật khẩu với điều kiện thân nhân xuất trình được giấy khai tử là người sử dụng địa chỉ đó đã chết và muốn mở hộp thư nhằm mục đích chính đáng như: chia thừa kế, tìm di chúc, v.v…
Cá nhân tôi có hàng đống hộp thư điện tử Gmail, Yahoo! đăng ký bằng tên giả, địa chỉ giả, nhưng tôi không thích dùng những hộp thư điện tử này để lập blog. Người xưa có câu: “Danh chính, ngôn thuận”, ngược lại cũng có câu: “Danh bất chính, ngôn bất thuận” nên khi làm blog cá nhân tôi dùng tên thật để viết một cách công khai,đàng hoàng và chịu trách nhiệm những gì mình viết, thì các nhà quản lý còn có cơ hội mà biếtđược cái blogấy của ai,ởđâu, chớ dùng têngiả thì có trời biết.
Đối với người Việt ở nước ngoài viết blog tiếng Việt thì Nhà nước Việt Nam đừng hòng nói chuyện quản lý. Còn đối với người Việt trong nước nếu người ta có ý đồ muốn tuyên truyền cái gì đó thì ai dại gìlập blog mang tên mình và cũng không ngu gì dùng blog Việt Nam thì làm sao các quan chức Việt Nam nhảy vào quản lý.
Cũng như trên báo LĐ viết, chủ nhân có thể đóng blog bất cứ lúc nào. Họ chỉ cần lập blog, post lên đó một loạt bài tuyên truyền, chống đối hay bôi nhọ vớ vẩn gì gì đó và comment lên tùm lum các blog khác rồi họ đóng blog đó bỏ luôn, đố ai tìm được chủ nhân cái blog đó là đứa quái nào.
Thực tế một lần nữa cho thấy “quan trí” vẫn còn lẹt đẹt chạy theo sau “dân trí” vậy.
Tạ Phong Tần
___________
Chú thích:
Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.